Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Thủ tục tiến hành hòa giải theo quy định tố tụng dân sự

Thủ tục tiến hành hòa giải theo quy định tố tụng dân sự

Chuyên mục: Tin pháp luật
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents
    Hòa giải trong tố tụng dân sự
    Hòa giải trong tố tụng dân sự

    Hòa giải không những chỉ là một thủ tục bắt buộc do tòa án cấp sơ thẩm tiến hành trước khi có quyết định đưa vụ việc ra giải quyết bằng một phiên tòa xét xử hoặc một phiên họp theo quy định của pháp luật mà còn là một thủ tục do tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các bên đương sự hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Legalzone xin gửi đến bạn đọc các giải đáp thắc mắc về Thủ tục tiến hành hòa giải theo quy định tố tụng dân sự.

    Thành phần tham gia phiên hòa giải

    Theo quy định tại Điều 209 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thành phần tham gia phiên hòa giải bao gồm:

    + Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải đóng vai trò là người tiến hành hòa giải và thư ký tòa án là người giúp việc ghi biên bản hòa giải.

    + Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;

    + Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;

    + Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động; trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động; người lao động. Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản;

    + Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);

    + Người phiên dịch (nếu có).

    Thủ tục tiến hành phiên hòa giải

    Hòa giải trong tố tụng dân sự
    Hòa giải trong tố tụng dân sự

    Theo quy định tại Khoản 4 Điều 210 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thủ tục tiến hành hòa giải như sau:

    Sau khi đã kiểm tra đủ điều kiện để tiến hành hòa giải; thẩm phán sẽ tiến hành phiên hòa giải với việc phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền; nghĩa vụ của mình; phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

    Nguyên đơn; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp; bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải; hướng giải quyết vụ án (nếu có).

    Bị đơn; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn; yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải; hướng giải quyết vụ án (nếu có);

    Người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn; bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải; hướng giải quyết vụ án (nếu có);

    Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;

    Sau khi các đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình; Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất; chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ; chưa thống nhất;

    Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất; chưa thống nhất.

    Tất cả những vấn đề trên được thư ký tòa án ghi vào biên bản hòa giải với những nội dung chính quy định tại Khoản 3 Điều 211 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 với đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hòa giải; chữ ký của thư ký Tòa án và của thẩm phán chủ trì phiên tòa.

    Kết quả hòa giải tại Tòa án

    Hòa giải trong tố tụng dân sự
    Hòa giải trong tố tụng dân sự

    Căn cứ vào biên bản hòa giải có thể xảy ra các trường hợp sau:

    Hòa giải thành toàn bộ vụ án: 

    Trong trường hợp; các đương sự thống nhất được với nhau về toàn bộ các vấn đề giải quyết vụ án (kể cả phần án phí) thì Tòa án mới lập biên bản hòa giải thành; trong đó nêu rõ tranh chấp và nội dung các đương sự thỏa thuận; hướng giải quyết. Biên bản hòa giải thành được thừa nhận khi có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và phải có đầy đủ chữ ký của Thẩm phán; Thư ký và các đương sự tham gia hòa giải. Văn bản hòa giải thành là cơ sở để Tòa án ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự.

    Xem thêm: Hoà giải trong giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn

    Hòa giải thành một phần vụ án: 

    Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết một phần vụ án hoặc thỏa thuận được về toàn bộ nội dung vụ án nhưng không thỏa thuận được với nhau về nghĩa vụ chịu án phí thì thuộc trường hợp hòa giải không thành; trong biên bản hòa giải Tòa án ghi rõ những nội dung đã được các đương sự thống nhất và những nội dung không thống nhất.

    Hòa giải không thành: 

    Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Tòa án phải lập biên bản hòa giải không thành (trong biên bản hòa giải phải ghi đầy đủ những nội dung không thỏa thuận được theo quy định tại Khoản 3 Điều 211 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015) và ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.

    Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về Thủ tục tiến hành hòa giải theo quy định tố tụng dân sự. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn.

    Xin cảm ơn!

    Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

    Công ty Luật Legalzone

    Hotline tư vấn:  0936 037 464

    Email: [email protected]

    Website: https://lsu.vn/

    Hệ thống: Thủ tục pháp luật

    Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    ———————————-

    Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultancy

    Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultancy

    Tư vấn pháp lý/ Legal consultancy

    Facebook Luật sư Việt Nam:https://www.facebook.com/lsu.vn

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký