Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Thu hồi giấy phép lao động

Thu hồi giấy phép lao động

Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents
    Thu hồi giấy phép lao động

    Trả giấy phép lao động (thu hồi Giấy phép lao động) là thủ tục cần thiết khi người lao động không đủ điều kiện để tiếp tục làm việc tại Việt Nam hoặc giấy phép lao động đã được cấp không còn giá trị sử dụng.

    Sau đây, Legalzone xin gửi đến bạn đọc các thông tin hữu ích về thu hồi Giấy phép lao động của người nước ngoài tại Việt Nam.

    Căn cứ pháp lý

    +   Bộ Luật Lao động năm 2019;

    +   Nghị định 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

    +    Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày  30/12/2020 của Chính phủ quy định Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;

    Giấy phép lao động

    Giấy phép lao động
    Giấy phép lao động

    Giấy phép lao động là một trong những yêu cầu bắt buộc khi Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo quy định, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện:

    +        Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    +        Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

    +        Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

    +        Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

    Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau đây, thì phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài:

    +        Thực hiện hợp đồng lao động;

    +        Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

    +        Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế; Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

    +        Chào bán dịch vụ;

    +        Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

    +        Tình nguyện viên;

    +        Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

    +        Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

    +        Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

    Sau khi được cấp giấy phép lao động và được vào làm việc tại Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau như chấm dứt hợp đồng, vi phạm quy định pháp luật,… mà người lao động nước ngoài có thể trả giấy phép lao động.

    Các trường hợp thu hồi giấy phép lao động

    Các trường hợp thu hồi giấy phép lao động

    Thu hồi giấy phép lao động là việc cơ quan nhà nước lấy lại giấy phép lao động đã cấp cho người nước ngoài trong một số trường hợp nhất định.

    Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày  30/12/2020 của Chính phủ quy định Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, các trường hợp bị thu hồi Giấy phép lao động gồm:

    –         Giấy phép lao động hết hiệu lực trong các trường hợp

    +         Giấy phép lao động hết thời hạn.

    +         Chấm dứt hợp đồng lao động.

    +         Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.

    +         Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.

    +         Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.

    +         Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

    +         Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.

    –         Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này hoặc làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội

    Thu hồi giấy phép lao động trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực

    Thành phần hồ sơ

    +        Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài;

    +        Văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được

    Trình tự thủ tục

    +        Bước 1: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực thì người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;

    +        Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi kèm theo văn bản của người sử dụng lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã nhận giấy phép lao động bị thu hồi của người sử dụng lao động;

    +        Bước 3: Đến ngày hẹn trong phiếu, đến nơi nộp nhận giấy phép với trường hợp được cấp. Trường hợp không đủ điều kiện cấp phép sẽ nhận văn bản  trả lời của cơ quan có thẩm quyền hoặc trực tiếp hướng dẫn.

    Thời hạn giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi

    Đối tượng thực hiện: Người sử dụng lao động

    Cơ quan thực hiện:  Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động

    Kết quả: Văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động

    Thu hồi giấy phép lao động trong trường hợp không thực hiện đúng quy định tại Nghị định hoặc làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội

    Trình tự thủ tục

    Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi giấy phép lao động theo mẫu và thông báo cho người sử dụng lao động để thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó;

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động

    Trước đó, theo quy định Nghị định số 11/2016/NĐ-CP (hết hiệu lực từ ngày 15/02/2021) quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc Việt Nam, ngoài việc quy định thu hồi Giấy phép lao động, pháp luật còn quy định về việc Trục xuất người lao động nước ngoài khi không có Giấy phép lao động, cụ thể:

    +        Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động) bị trục xuất theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    +        Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan công an trục xuất đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động.

    +        Trường hợp tổ chức và cá nhân phát hiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động thì thông báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người đó làm việc.

    +        Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày xác định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan công an trục xuất người lao động nước ngoài đó.

    Hậu quả của việc bị thu hồi Giấy phép lao động

    Sau khi bị thu hồi giấy phép lao động; người lao động nước ngoài không được tiếp tục làm việc ở Việt Nam. Nếu người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động; hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; sẽ bị trục xuất theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Ý nghĩa của việc trả lại Giấy phép lao động

    Nếu thuộc các trường hợp trên, người sử dụng lao động nước ngoài phải thực hiện việc trả lại giấy phép lao động đã được cấp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp:

    +        Thông báo về việc chấm dứt hợp đồng với người lao động với cơ quan nhà nước.

    +        Là cơ sở để chấm dứt quan hệ lao động, chấm dứt trách nhiệm bảo lãnh.

    Thủ tục thu hồi và trả lại giấy phép lao động nhằm tạo thuận lợi trong việc quản lý lao động nước ngoài. Và cũng xác định được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người nước ngoài mà họ bảo lãnh.

    Xử phạt khi sử dụng Giấy phép lao động đã hết hạn

    *Đối với người lao động

    Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:

    a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;

    b) Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.

    Hình thức xử phạt bổ sung

    Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động khi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

    (Khoản 3, Khoản 5 Điều 31 Nghị định 28/2020/NĐ-CP)

    *Đối với người sử dụng lao động

    Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:

    a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

    b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;

    c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.

    (Khoản 4 Điều 31 Nghị định 28/2020/NĐ-CP)

    Một số thắc mắc liên quan đến thu hồi giấy phép lao động

    Khi bị thu hồi giấy phép lao động mà vẫn tiếp tục làm việc thì sẽ bị gì?

    Theo Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì sẽ bị xử phạt như sau:

    “1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi vi phạm một trong các hành vi sau đây:
    a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định;
    b) Không gửi hợp đồng lao động bản gốc hoặc bản sao có chứng thực đã ký kết sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động.

    4.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài không đúng với nội dung ghi trên giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    3.Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:
    a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;
    b) Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.

    4.Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:
    a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
    b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
    c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên.

    5.Hình thức xử phạt bổ sung: Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”
    Như vậy, người lao động nước ngoài đã bị thu hồi giấy phép lao động rồi mà vẫn còn tiếp tục làm việc ở Việt Nam thì sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 25 triệu đồng theo khoản 3 Điều 32 nêu trên. Bên cạnh đó, người lao động nước ngoài còn sẽ bị trục xuất ra khỏi Việt Nam.

    Trách nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là gì?

    Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

    Thực hiện chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc cho người sử dụng lao động quy định tại điểm g khoản 2 Điều 2 và cơ quan, tổ chức quy định tại điểm d, e khoản 2 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho phép thành lập.

    Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
    Thực hiện chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc cho người sử dụng lao động, quy định tại điểm a, b, c, h, i, k, l khoản 2 Điều 2 và cơ quan, tổ chức quy định tại điểm d, e khoản 2 Điều 2 Nghị định 152/2020/ND-CP do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập.

    Mẫu số 13/PLI Quyết định về việc thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài.

    …………(1)…………
    ——–
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc——————–
    Số: ……………...………, ngày …. tháng …. năm …….

    QUYẾT ĐỊNH

    Về việc thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài

    ………….(2)………..

    Căn cứ Nghị định số   của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;

    Căn cứ ………………………………………………………………………………………..;

    Theo đề nghị của ……………………………………………………………………………..

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. Thu hồi giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài sau:

    1. Họ và tên: …………………………………….. 2. Nam (Nữ): …………………………..

    3. Ngày, tháng, năm sinh: …………………… 4. Quốc tịch: ……………………………..

    5. Làm việc tại (tên doanh nghiệp/tổ chức): ……………………………………………….

    6. Vị trí công việc: ……………………………………………………………………………..

    7. Chức danh công việc: ……………………………………………………………………..

    8. Giấy phép lao động đã cấp số: ……… ngày….tháng …… năm ……………………..

    9. Thời hạn làm việc từ (ngày… tháng… năm…) đến (ngày… tháng… năm…): ………..

    Điều 2. (Tên doanh nghiệp/tổ chức) có trách nhiệm thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài nêu tại Điều 1 Quyết định này và nộp cho … (3) trong vòng 03 ngày kể từ ngày thu hồi giấy phép lao động.

    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

    Điều 4. Người lao động nước ngoài nêu tại Điều 1, (tên doanh nghiệp/tổ chức) nêu tại Điều 2 có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


    Nơi nhận:– Như Điều 4;- Lưu: VT.
    ….…(4)……(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

    Ghi chú:

    (1), (3) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm)/Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố.

    (2), (4) Cục Trưởng Cục Việc làm/Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố ……

    Người lao động nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hợp đồng lao động thì có bị thu hồi giấy phép lao động không?

    Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày  30/12/2020 của Chính phủ quy định Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, các trường hợp bị thu hồi Giấy phép lao động gồm:

    –    Giấy phép lao động hết hiệu lực trong các trường hợp

    +     Giấy phép lao động hết thời hạn.

    +     Chấm dứt hợp đồng lao động.

    +      Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.

    +      Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.

    +     Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.

    +      Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

    +     Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.

    –      Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.

    –      Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    Như vậy, người lao động nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hợp đồng lao động thì có bị thu hồi giấy phép lao động theo quy định trên.

    Dịch vụ Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam – Công ty luật Legalzone

    Thu hồi giấy phép lao động

    Legalzone với các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong dịch vụ liên quan đến Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng khách hàng với chất lượng, uy tín và giá cả hợp lý.

    +        Dịch vụ Cấp, Cấp lại, Gia hạn giấy phép lao động.

    +        Dịch vụ thực hiện thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

    +        Dịch vụ Cấp, gia hạn visa.

    +        Dịch vụ Cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.

    +        Dịch vụ Tư vấn mua nhà tại Việt Nam.

    +        Dịch vụ xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động.

    + Xin xác nhận miễn giấy phép lao động.

    Đối tượng khách hàng: chuyên gia, lao động, người nước ngoài (các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ …) tại Việt Nam.

    Để biết thêm thông tin chi tiết về các nội dung liên quan đến Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, quan tâm đến các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động, thủ tục, hồ sơ thu hồi giấy phép lao động thì Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi.

    Công ty Luật Legalzone

    Hotline tư vấn:  0936 037 464

    Giám đốc phụ trách: 0888889276

    Email: [email protected]

    Website: https://lsu.vn/

    Hệ thống: Thủ tục pháp luật

    Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    ———————————-

    Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

    Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

    Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

    Facebook Luật sư Việt Nam:https://www.facebook.com/lsu.vn

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký