Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Thẩm định kiến thức về ATTP

Thẩm định kiến thức về ATTP

Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Hiện nay, việc kinh doanh bán hàng nông sản như rau, củ, quả,… và gia cầm, gia súc ra thị trường ngày càng phát triển. Legalzone giới thiệu đến bạn đọc nội dung tư vấn về thủ tục thẩm định kiến thức về ATTP trong bài viết dưới đây. 

    Thủ tục thẩm định kiến thức về ATTP theo quy định pháp luật

    CĂN CỨ PHÁP LUẬT

    • Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010;
    • Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;
    • Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
    • Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

    Các bước thực hiện thủ tục thẩm định kiến thức về ATTP

    Bước 1: Thành lập công ty có ngành nghề bán hàng nông sản

    Bước 2: Cấp xác nhận kiến thức về ATTP cho chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp kinh doanh.

    Bước 3:  Cấp giấy chứng nhận ATTP đủ điều kiện kinh doanh hàng thực phẩm.

    Thủ tục thẩm định kiến thức về ATTP

    Đối tượng phải thực hiện.

    Quy định tại khoản 2 điều 18 thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT như sau:

    “…2. Các đối tượng được cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP

    a) Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh: Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản của cơ sở;

    b) Người trực tiếp sản xuất kinh doanh: Người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản tại các cơ sở…”

    Như vậy, Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh phải được cấp giấy xác nhận kiến thức vế ATTP.

    Cơ quan có thẩm quyền

    Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định:

    Điều 18. Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản (sau đây gọi tắt là giấy xác nhận kiến thức về ATTP)

    Cơ quan cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm là các cơ quan có thẩm quyền nêu tại Điều 5 Thông tư này. Theo đó, cơ quan nào cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cơ quan đó có thẩm quyền cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP. Cơ quan cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được phân công, ủy quyền việc cấp giấy cho các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.

    …”

    Cơ quan thẩm định

    Cơ quan thẩm định cấp trung ương. Là các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Cơ quan thẩm định cấp địa phương. Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình thực tiễn của địa phương và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. “

    Như vậy. ủy ban nhân dân tỉnh sẽ có trách nhiệm phân cấp theo tình hình thực tiễn của địa phương.

    Thành phần hồ sơ 

    Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT quy định thành phần hồ sơ như sau:

    “Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

    Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đến cơ quan được quy định tại Điều 9 của Thông tư liên tịch này qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp.

    Bộ hồ sơ bao gồm

    Đối với tổ chức:

    a) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm; Theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;

    b) Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm; Theo Mẫu số 01b quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;

    c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện; Hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức);

    d) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

    Đối với cá nhân:

    a) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;

    b) Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân;

    c) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.”

    Thủ tục xác nhận kiến thức về ATTP

    – Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định:

    “Điều 18. Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và; Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản (sau đây gọi tắt là giấy xác nhận kiến thức về ATTP)

    …5. Việc thẩm định, đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm được thực hiện bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm bao gồm 30 câu. Trong đó có 20 câu về nội dung kiến thức chung, 10 câu về nội dung kiến thức chuyên ngành, thời gian làm bài đánh giá 45 phút.

    Tài liệu về nội dung kiến thức an toàn thực phẩm và bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản chủ trì; Phối hợp với các Tổng cục, Cục chuyên ngành liên quan xây dựng; Ban hành hoặc trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.”

    Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT quy định thành phần hồ sơ như sau:

    “Điều 11. Quy trình xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

    1. Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm; Và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân.

    2. Kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm theo lĩnh vực quản lý.

    3. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung; Và câu hỏi kiến thức chuyên ngành. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tham gia đánh giá (ngày kiểm tra). Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch này có trách nhiệm cấp giấy xác nhận. Mẫu giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.”

    Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục thẩm định kiến thức về ATTP. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ. 

    Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

    LEGALZONE COMPANY

    Hotline tư vấn:  0936 037 464

    Email: [email protected]

    Website: https://lsu.vn/

    Hệ thống thủ tục pháp luật

    Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    ———————————-

    Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

    Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

    Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

    Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký