Tra cứu bảo hộ thương hiệu - Dịch vụ tư vấn luật LegalZone
Nhằm hỗ trợ khách hàng trước khi tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu, LegalZone trợ giúp Quý khách hàng cách Tra cứu bảo hộ thương hiệu chính xác nhất!
Tra cứu bảo hộ thương hiệu
Thương hiệu là gì?
Thương hiệu là cách gọi phổ biến của thuật ngữ pháp lý “nhãn hiệu”. Thương hiệu, hay nhãn hiệu, theo cách hiểu thông thường là tên gọi của một dòng sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty, qua đó giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm, dịch vụ của công ty này với công ty khác.
Căn cứ pháp lý vững chắc để bảo vệ thương hiệu là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Để có được văn bằng bảo hộ thì trước tiên thương hiệu/nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện được bảo hộ theo luật định, rồi mới nộp đơn và trải qua bước thẩm định hình thức và nội dung.
Thẩm định nội dung là bước quan trọng trong quá trình xét đơn vì đây là quá trình Cục Sở hữu trí tuệ đánh giá cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu dựa trên xem xét thương hiệu đó có đáp ứng các điều kiện bảo hộ không.
Tra cứu bảo hộ thương hiệu nhằm đánh giá các khả năng của nhãn hiệu dưới các khía cạnh như sau:
- Xác nhận khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng bảo hộ hay không? Tránh thời gian chờ đợi trong quá trình đăng ký dẫn tới phải thay đổi nhãn hiệu trong quá trình sử dụng;
- Tránh trường hợp vi phạm thương hiệu của người khác đã đăng ký tương tự với thương hiệu dự kiến sử dụng của mình, hạn chế các tranh chấp pháp lý xảy ra trong tương lai;
- Sau khi tra cứu nếu thương hiệu đáp dứng các điều kiện sau Quý khách hàng mới nên thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu:
Nhãn hiệu (thương hiệu) được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Để tránh việc nộp đơn mà không được cấp văn bằng bảo hộ, doanh nghiệp nên thực hiện tra cứu trước khi tiến hành nộp đơn. Bước tra cứu tại Cục sở hữu trí tuệ là cần thiết vì đây là hệ cơ sở dữ liệu chính thức giúp người dự định nộp đơn đăng ký biết được nhãn hiệu của mình có khả năng đăng ký thành công hay không. Khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu, các doanh nghiệp nên chú ý so sánh nhãn hiệu mình dự định đăng ký với các nhãn hiệu đang hoặc đã đăng ký khác để đánh giá khả năng thành công. Trường hợp phổ biến nhất khiến doanh nghiệp không đăng ký thành công nhãn hiệu là nhãn hiệu mình dự định đăng ký trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác.
Tham khảo: Nhượng quyền thương mại
Một số trường hợp thương hiệu (nhãn hiệu) bị coi là không có khả năng phân biệt mà doanh nghiệp dễ gặp phải:
- Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;
- Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá.
Sau khi tiến hành tra cứu và nhận thấy triển vọng đăng ký thành công, doanh nghiệp sẽ nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Hồ sơ gồm:
- Tờ khai đăng ký;
- Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện nhãn hiệu dự định đăng ký;
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ);
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp dự định sử dụng nhãn hiệu;
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân tương đương khác của chủ sở hữu là cá nhân;
- Chứng từ đã nộp phí, lệ phí.
Thời hạn thực hiện:
- Thời gian thẩm định hình thức: 01-02 tháng
- Công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng
- Thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng
- Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu: 01-02 tháng
Dịch vụ của LegalZone về đăng ký nhãn hiệu:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký thành công;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Nếu có thắc mắc về Tra cứu bảo hộ thương hiệu hay bất kỳ vấn đề liên quan đến luật Sở hữu trí tuệ, liên hệ với LegalZone ngay nhé!
———————————-
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Webside: https://lsu.vn/
Head Office: ECOLIFE BUILDING, 58 To Huu Street,
Trung Van Ward, Nam Tu Liem District, Hanoi
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Xem thêm: Giải quyết các vấn đề tranh chấp khác tại:
https://lsu.vn/tranh-chap-ve-cac-van-de-dan-su-khac/
Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Thuế nhà thầu với hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?
- Thời hạn bảo hộ giống cây trồng
- Thời hạn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
- Bảo hộ quyền liên quan đối với tác phẩm văn học
- Thời hạn bảo hộ quyền liên quan
- Thời gian bảo hộ quyền tác giả là bao lâu?
- Bảo hộ quyền tác phẩm phái sinh
- Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký