Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tranh chấp đất đai thừa kế

Tranh chấp đất đai thừa kế

Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Tranh chấp đất đai thừa kế thường xảy ra khi trong gia đình có người mất, thế nên người quá cố thường để lại toàn bộ tài sản của mình cho con cháu như món quà cuối, trong đó có đất đai. Song vì nhiều lý do mà người mất chưa kịp viết di chúc hay di chúc đó chưa làm thỏa mãn ý muốn của người ở lại, từ đó gây ra nhiều tranh chấp đất đai thừa kế giữa các bên. Nhằm giải quyết các mâu thuẫn cũng như giảm thiểu các xung đột không đáng có, làm mất đi tình thân trong gia đình, pháp luật đã có nhiều quy định về tranh chấp đất đai thừa kế để thực hiện mong muốn trên.

    Bài viết sau đây Legaloze sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ về tranh chấp quyền thừa kế đất đai.

    Căn cứ xác định đất đai là tài sản thừa kế

    Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai  thì quyền sử dụng đất đó là di sản thừa kế.

    Quy định về tranh chấp đất đai thừa kế

    Điều 675.Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

    1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.”

    Theo như thông tin bạn cung cấp, ông bạn khi mất không để lại di chúc gì, các chú của bạn đều không ở tại địa phương, nên bố của bạn tiếp tục sử dụng mảnh đất đó và giờ xảy ra tranh chấp với chú hai của bạn. Theo như pháp luật quy định, mảnh đất đó là của ông bạn, ông bạn khi mất không để lại di chúc nên phần tài sản đó sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Nhưng Điều 645 Bộ luật dân sự cũng quy định như sau:

    Điều 645.Thời hiệu khởi kiện về thừa kế

    Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

    Vì ông của bạn đã mất từ năm 1974 đến nay đã quá thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế,ai đang trực tiếp quản lý sử dụng di sản thừa kế thì sẽ tiếp tục quản lý sử dụng, những người thừa kế khác không còn quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, tại Điểm 2.4 Mục I Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP có quy định mộtsố trường hợp ngoại lệ như sau:

    “2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

    a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau: a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc. a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ. a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung. b) Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền… thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.”

    Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế

    Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn nêu trên nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

    • Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.
    • Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.
    • Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

    Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ quy định tại mục 1 nêu trên và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Khi có thắc mắc gì về tranh chấp đất đai thừa kế, hãy liên hệ với Legalzone để được tư vấn từ những luật sư chuyên nghiệp và nhiệt huyết của chúng tôi ngay hôm nay.

    ———————————-

    LEGALZONE COMPANY

    Hotline tư vấn:  0936 037 464

    Email: [email protected]

    Webside: https://lsu.vn/

    Head Office: ECOLIFE BUILDING, 58 To Huu Street,

    Trung Van Ward, Nam Tu Liem District, Hanoi

    ———————————-

    Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

    Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

    Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

    Xem thêm: Giải quyết các vấn đề tranh chấp khác tại:

    https://lsu.vn/tranh-chap-ve-cac-van-de-dan-su-khac/

    Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn

     

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký