Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU NHÃN HIỆU

THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU NHÃN HIỆU

nhãn hiệu
nhãn hiệu
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Trong quá trình hoạt động và tạo lập thương hiệu, một số doanh nghiệp/cá nhân có thể vì một lý do nào đó mà muốn chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cho người khác. 

    Khi này, đòi hỏi cá nhân, tổ chức cần nắm được quy trình các bước thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu.

    Thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu

    Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu chịu sự quản lý của nhà nước thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Vậy thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu được thực hiện như thế nào? Phần tiếp theo bài viết sẽ giải đáp câu hỏi này.

    Nhãn hiệu là gì?

    Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

    Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?

    Chuyển nhượng nhãn hiệu là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ để chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu từ chủ sở hữu cũ sang chủ sở hữu mới.

    Lưu ý: Mặc dù chuyển nhượng nhãn hiệu thể hiện ý chí của hai bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Tuy nhiên, thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu vẫn chịu sự quản lý của nhà nước thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu?

    Để có thể chuyển nhượng nhãn hiệu, hai bên nhận và chuyển cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:

    – Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nhãn hiệu và quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

    – Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc, tên thương mại hoặc các nhãn hiệu liên kết của Công ty đối với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

    – Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

    – Ngoài ra, một điều rất quan trọng đó là hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

    Như vậy, việc chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ được thực hiện qua hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.

    Nội dung hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

    Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên mà trong đó chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng.

    Thời điểm hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, bên nhận chuyển nhượng sẽ chính thức trở thành chủ sở hữu của nhãn hiệu đó.

    Nội dung hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

    Nội dung chính của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm:

    – Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng

    – Số văn bằng nhãn hiệu chuyển nhượng

    – Căn cứ chuyển nhượng

    – Giá chuyển nhượng

    – Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng

    Ngoài những nội dung cơ bản được đề cập trên đây, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác nhưng không trái với quy định của pháp luật.

    Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

    Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là đối tượng của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong điều 148 Luật sở hữu trí tuệ.

    “Điều 148. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

    1. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
    2. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
    3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.”

    Theo quy định trên hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu) chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

    Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu năm 2023 gồm những gì?

    Để thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục phải chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu gồm những tài liệu sau đây:

    – Tờ khai đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu (theo mẫu);

    – Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;

    – Bản gốc văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);

    – Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;

    – Chứng từ nộp phí, lệ phí;

    – Giấy ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có)

    Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu như thế nào?

    Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu được thực hiện theo các bước như sau:

    Bước 1: Hai bên xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

    Hai bên nhận và chuyển sẽ thỏa thuận về việc ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu trước khi soạn thảo và ký kết hợp đồng

    Bước 2: Nộp hồ sơ chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ

    Bên chuyển nhượng nộp một bộ hồ sơ theo các đầu mục được liệt kê như trên, đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ.

    Bước 3: Thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng 

    Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thông báo sau đây:

    – Ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức.

    – Tiến hành ghi nhận và văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới, ghi nhận việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

    – Cuối cùng là công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

    Trường hợp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu còn thiếu sót Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:

    – Ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng; và:

    – Ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc có sửa chữa thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.

    Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu mới

    Cục sở hữu trí tuệ sẽ ghi nhận thông tin chủ sở hữu mới trên giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho chủ sở hữu mới

    Chi phí (lệ phí) chuyển nhượng nhãn hiệu?

    Chi phí chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ bao gồm những khoản chi phí sau đây:

    – 120.000 Đồng (Phí công bố Quyết định chuyển nhượng quyền nhãn hiệu)

    – 230.000 Đồng (Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền nhãn hiệu (mỗi đối tượng):)

    – 120.000 Đồng (Phí đăng bạ Quyết định chuyển nhượng quyền nhãn hiệu)

     – 550.000 Đồng (Phí thẩm định đơn (mỗi đối tượng): 550.000 đồng (trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận))

    – 600.000 Đồng (Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết (mỗi đối tượng):

    DỊCH VỤ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU NHÃN HIỆU 

    Dịch vụ chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu tại LEGALZONE

    Legalzone với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tự tin sẽ giúp quý Khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm bớt những khó khăn, phức tạp trong thủ tục đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ. Nếu lựa chọn chúng tôi, quý khách hàng sẽ nhận được:

    • Tư vấn chi tiết cho khách hàng về điều kiện, quy trình thủ tục 
    • Giải đáp những thắc mắc, băn khoăn khi khách hàng có vướng mắc hoặc gặp phải khó khăn trong việc thực hiện thủ tục 
    • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ đầy đủ cả về mặt hình thức lẫn nội dung hồ sơ
    • Chuyển hồ sơ cho khách hàng tham khảo, bổ sung thông tin theo yêu cầu của khách hàng (nếu có)
    • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền 
    • Thay mặt khách hàng trao đổi với chuyên viên phụ trách hồ sơ trong trường hợp hồ sơ cần chỉnh sửa, bổ sung
    • Thay mặt khách hàng nhận kết quả và bàn giao lại cho khách hàng
    • Cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp với mức chi phí hợp lý, thời gian nhận được kết quả nhanh hơn dự kiến

    Với phương châm hoạt động “uy tín tạo chất lượng” Legalzone:

    • Luôn đặt lợi ích của khách hàng nên hàng đầu;
    • Tiết kiệm thời gian cho khách hàng;
    • Tối giản giấy tờ khách hàng cần cung cấp;
    • Phục vụ tận nơi, khách hàng không cần đi lại.

    Hotline tư vấn:  0936 037 464

    Email: [email protected]

    Website: https://lsu.vn/

    Hệ thống: Thủ tục pháp luật

    Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Tòa nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    Xem thêm >>>>>> https://lsu.vn/thu-tuc-dang-ky-thuong-hieu-nhan-hieu/

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    tu-van-phap-luat-theo-gio.png
    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký