Thế nào là khả năng phân biệt của nhãn hiệu?
Khả năng phân biệt của nhãn hiệu là yếu tố vô cùng quan trọng để tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Vậy hiểu thế nào về khả năng phân biệt của nhãn hiệu? Mời bạn đọc theo dõi bài viết Thế nào là khả năng phân biệt của nhãn hiệu? dưới đây của Legalzone để được giải đáp
Căn cứ pháp lí
- Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;.
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005
- và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan.
Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ trong đó có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ.
Quy định của pháp luật về khả năng phân biệt của nhãn hiệu
Thế nào là khả năng phân biệt của nhãn hiệu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nhãn hiệu nếu không thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hình, hình học đơn giản, chữ số, chữ cái thuộc các ngôn ngữ không thông dụng:
Các nhãn hiệu có cấu tạo về hình, hình học đơn giản. Hay cấu tạo từ chữ số, chữ cái.
Thì sẽ được coi là không có khả năng phân biệt. Trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu.
- Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ;
Dấu hiệu, biểu tượng quy ước hình vẽ. hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ. Bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến.
Thì sẽ không được coi là có khả năng phân biệt.
- Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ;
Các dấu hiệu nêu trên sẽ được coi là không có khả năng phân biệt. Trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng.
Trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
- Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
- Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ;
Đây được coi là dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn, không có khả năng phân biệt.
Trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu nổi tiếng. Hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.
- Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự;
Trường hợp này dựa trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn. Trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên.
Kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự;
Thế nào là khả năng phân biệt của nhãn hiệu?
Nhãn hiệu của người khác mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm. Trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng.
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác;
Nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng. Hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.
thì sẽ coi nhãn hiệu đó không có khả năng phân biệt.
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ;
- Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh;
Trong trường hợp này, nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó. tì sẽ không được bảo hộ.
- Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ. Trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn.
So với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.
Trên đây là bài viết tham khảo về chủ đề Thế nào là khả năng phân biệt của nhãn hiệu? Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
- Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
- Doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ những gì?
- Tổng hợp phí, lệ phí bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
- TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG
- Thuế nhà thầu với hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?
- Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
- Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký