Quy trình làm bảo hiểm thất nghiệp
Hiện nay, có rất nhiều người thắc mắc, tìm hiểu về bảo hiểm thất nghiệp sau khi bạn viết đơn xin nghỉ việc tại công ty cũ, chính sách hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của Legalzone để hiểu rõ hơn về quy trình làm bảo hiểm thất nghiệp.
Quy trình làm bảo hiểm thất nghiệp theo quy định pháp luật
Căn cứ pháp lý:
- Luật Việc làm năm 2013
- Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp:
Hàng tháng, DN đóng cho người lao động và trích từ tiền lương tháng của NLĐ để đóng vào Quỹ BHTN với tỷ lệ đóng là 2 % theo quy định về bảo hiểm thất nghiệp mới nhất.
Trong đó:
- Doanh nghiệp đóng 1%.
- Người lao động đóng 1% tiền lương tháng.
- Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ theo Điều 49, Mục 3 của Luật Việc Làm, người lao động sẽ được nhận bảo hiểm thất nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện sau:
1.Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
c) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệpđủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này
d) Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
e) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
- Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Chết.
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để được nhận bảo hiểm thất nghiệp
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.
Quy trình làm bảo hiểm thất nghiệp
Quy trình làm bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện khi bạn đủ điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp. Quy trình nhận bảo hiểm thất nghiệp bao gồm quá trình từ việc bạn chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ và theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ. Dưới đây là quy trình nhận bảo hiểm thất nghiệp chi tiết.
Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ theo Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
-
Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Theo Mẫu số 03 Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động thực hiện, ban hành Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số nội dung về bảo hiểm thất nghiệp.
Xem và tải về tại đây: Mẫu số 03 Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Quyết định thôi việc;
- Quyết định sa thải;
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
3. Sổ bảo hiểm xã hội.
Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Thủ tục lãnh bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động khi đã làm xong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động tiến hành các bước sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ đến Trung tâm Giới thiệu việc làm
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc thì người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Bước 2. Thời hạn giải quyết hồ sơ
- Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì đến Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, TTGTVL ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho người lao động (NLĐ).
- Trường hợp NLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì TTGTVL phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.
Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
- Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.
- Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp TN trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp TN tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.
Bước 4: Thông báo tìm việc hàng tháng của NLĐ
Hàng tháng NLĐ phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định trợ cấp thất nghiệp).
Điểm đăng ký bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội
Hà Nội quy định việc tiếp nhận hồ sơ của NLĐ hưởng BHTN tại 8 địa điểm là:
1. Phòng BHTN, Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội (285 phố Trung Kính), tiếp nhận hồ sơ NLĐ các quận: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Tây Hồ, Từ Liêm;
2. Phòng Đào tạo nghề, Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội (E6b – Ngõ 33 – phố Tạ Quang Bửu), tiếp nhận hồ sơ NLĐ của các quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai;
3. Phòng BHTN – Trung tâm Giới thiệu việc làm số 2 Hà Nội (144 Trần Phú- Q.Hà Đông), tiếp nhận hồ sơ NLĐ của: Hà Đông, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ;
4. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị xã Sơn Tây (số 5 phố Phó Đức Chính, TX Sơn Tây), tiếp nhận hồ sơ NLĐ của: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất;
5. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức (thị trấn Trạm Trôi, H.Hoài Đức), tiếp nhận hồ sơ NLĐ: Hoài Đức, Đan Phượng, Quốc Oai;
6. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Thanh Trì (số 365 đường Ngọc Hồi, Văn Điển), tiếp nhận hồ sơ NLĐ của: Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên;
7. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận Long Biên (1 phố Vạn Hạnh, khu đô thị mới Việt Hưng), tiếp nhận hồ sơ NLĐ của Long Biên, Gia Lâm;
8. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Sóc Sơn (thị trấn Sóc Sơn), tiếp nhận hồ sơ NLĐ của: Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh.
Trong vòng 7 ngày, kể từ khi bị mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, NLĐ cần thực hiện việc đăng ký thất nghiệp tại các địa điểm trên (vào tất cả các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần) để được giới thiệu việc làm và hưởng BHTN theo quy định.
Người lao động thực hiện đủ 4 bước trên để nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. Nếu còn thắc mắc hay gặp khó khăn trong quy trình làm bảo hiểm thất nghiệp thì hãy liên hệ trực tiếp với bộ phận tư vấn Legalzone để được hỗ trợ.
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành
- Bản án về tranh chấp sổ bảo hiểm xã hội
- Bản án về tranh chấp Bảo hiểm xã hội và các chế độ thôi việc
- Cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp 2020
- Cách tính tuổi nghỉ hưu năm 2021
- Những thay đổi trong chính sách bảo hiểm xã hội năm 2021
- Đột quỵ có được hưởng bảo hiểm xã hội không ?
- Tất cả những thông tin về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký