Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, để đưa ra phương án và giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi đến môi trường. ĐMC được xem là nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững, là một công cụ được sử dụng để quản lý và bảo vệ môi trường. Để hiểu rõ hơn về các quy định của ĐMC, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Legalzone.

    Đánh giá môi trường chiến lược
    Đánh giá môi trường chiến lược

    Căn cứ pháp lý

    Luật bảo vệ môi trường 2020

    Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

    Đánh giá môi trường chiến lược là gì?

    Theo quy định tại khoản 5 điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2020 thì Đánh giá môi trường chiến lược là quá trình nhận dạng, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, làm cơ sở để tích hợp, lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường trong chính sách, chiến lược, quy hoạch.

    Mục đích, ý nghĩa và vai trò của ĐMC

    Đánh giá môi trường chiến lược

    Thứ nhất, ĐMC có ý nghĩa hết sức quan trọng là bảo đảm rằng các khía cạnh về môi trường có thể hỗ trợ một cách có hiệu quả nhất cho từng khâu, từng bước và cho toàn bộ quá trình ra quyết định, góp phần đáng kể làm cho quyết định đó có tính khả thi và bền vững trong thực tế triển khai.

    Thứ hai, ĐMC có thể trợ giúp để thực hiện được ý tưởng của sự phát triển bền vững thông qua việc gắn kết các mục tiêu về môi trường với các mục tiêu về kinh tế và xã hội trong quá trình ra một quyết định mang tính chiến lược.

    Thứ ba, Dựa vào kết quả của ĐMC, người ta có thể chỉ ra các định hướng chính xác hơn, cụ thể hơn cho công tác ĐTM trong giai đoạn xây dựng các dự án đầu tư tiếp theo đối với những ngành cụ thể, những vùng cụ thể, và vì thế công tác ĐTM sẽ có hiệu quả và chất lượng cao hơn.

    Thứ tư, ĐMC huy động sự tham gia của cộng đồng, tạo thuận lợi để làm gia tăng sự chất nhận của công chúng, của các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ liên quan đối với một quyết định chiến lược được đề ra.

    Đối tượng phải thực hiện ĐMC

    Theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường 2020, đối tượng phải thực hiện ĐMC bao gồm:

    – Chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên cấp quốc gia.

    – Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

    – Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường thuộc danh mục do chính phủ quy định.

    Xem thêm: Dịch vụ môi trường – Công ty Luật Legalzone

    Nội dung ĐMC

    Đánh giá môi trường chiến lược
    Đánh giá môi trường chiến lược

    Theo quy định tại Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường 2020, nội dung ĐMC bao gồm:

    + Đánh giá sự phù hợp của chính sách có liên quan đến bảo vệ môi trường trong chiến lược với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020;

    + Đề xuất phương án điều chỉnh, hoàn thiện nội dung của chiến lược để bảo đảm phù hợp với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

    – Nội dung ĐMC của quy hoạch bao gồm:

    + Các nội dung của quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường;

    + Phạm vi thực hiện ĐMC;

    + Thành phần môi trường, di sản thiên nhiên có khả năng bị tác động bởi quy hoạch;

    + Các phương pháp ĐMC đã áp dụng;

    + So sánh, đánh giá sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường, chiến lược, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;

    + Kết quả nhận dạng các vấn đề môi trường chính có tính tích cực và tiêu cực của quy hoạch;

    + Tác động của biến đổi khí hậu;

    + Kết quả dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính khi thực hiện quy hoạch; giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính;

    + Định hướng bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch;

    + Kết quả tham vấn các bên có liên quan trong quá trình thực hiện ĐMC;

    + Vấn đề cần lưu ý về bảo vệ môi trường (nếu có), kiến nghị phương hướng và giải pháp khắc phục.

    Quy trình lập báo cáo ĐMC

    Đánh giá môi trường chiến lược
    Đánh giá môi trường chiến lược

    Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ thẩm định

    Hồ sơ bao gồm:

    ·         01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

    ·         09 bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

    ·         09 bản dự thảo chiến lược, quy hoạch.

    Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 09 người, cơ quan lập chiến lược, quy hoạch phải cung cấp thêm số lượng báo cáo ĐMC và dự thảo chiến lược, quy hoạch theo yêu cầu của cơ quan tổ chức thẩm định.

    Bước 2. Gửi hồ sơ đề nghị thẩm định đến cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định

    Cách thức thực hiện:

    ·         Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện

    ·         Gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

    Bước 3. Thẩm định báo cáo 

    Người thực hiện: Thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC thành lập với ít nhất 09 thành viên.

    Cơ quan thực hiện thẩm định có thể được thực hiện bổ sung các hoạt động sau đây:

    ·         Khảo sát vùng thực hiện dự án và khu vực phụ cận;

    ·         Kiểm chứng, đánh giá các thông tin, dữ liệu, kết quả phân tích, đánh giá, dự báo trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

    ·         Lấy ý kiến của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các chuyên gia liên quan;

    ·         Tổ chức các cuộc họp chuyên gia đánh giá theo chuyên đề.

    Thời hạn thực hiện thẩm định: 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    Thời hạn thông báo kết quả thẩm định: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày họp hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC

    Bước 4: Lập hồ sơ báo cáo ĐMC

    Sau khi nghiên cứu, tiếp thu hoặc giải trình ý kiến của hội đồng thẩm định, cơ quan lập chiến lược, quy hoạch có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo ĐMC và gửi lại cơ quan thẩm định báo cáo ĐMC hồ sơ báo cáo ĐMC:

    Hồ sơ gồm:

    ·         01 văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến của hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC

    ·         01 bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược hoặc 01 bản điện tử định dạng đuôi “.doc” chứa nội dung của báo cáo và 01 tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.pdf” chứa nội dung đã quét (scan) của toàn bộ báo cáo; 01 bản giấy dự thảo chiến lược, quy hoạch hoặc 01 bản điện tử dự thảo chiến lược, quy hoạch đã được hoàn chỉnh.

    Thời hạn: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo ĐMC đã được hoàn chỉnh, cơ quan thẩm báo cáo kết quả thẩm định báo cáo ĐMC.

    Xem thêm: Hoạt động bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

    Bước 5: Phê duyệt báo cáo kết quả thẩm định báo cáo ĐMC

    Cơ quan thẩm định có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt về kết quả thẩm định báo cáo trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã được cơ quan đề nghị thẩm hoàn chỉnh

    Cơ quan thẩm định, phê duyệt xem xét ý kiến, kiến nghị của cơ quan thẩm định trong quá trình thực hiện.

    Trên đây là thông tin của chúng tôi về nội dung Quy định về báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp

    Công ty Luật Legalzone

    Hotline tư vấn:  0936 037 464

    Email: [email protected]

    Website: https://lsu.vn/

    Hệ thống: Thủ tục pháp luật

    Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    ———————————-

    Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultancy

    Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultancy

    Tư vấn pháp lý/ Legal consultancy

    Facebook Luật sư Việt Nam:https://www.facebook.com/lsu.vn

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký