Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Quản lý hành chính đối với bất động sản

Quản lý hành chính đối với bất động sản

Chuyên mục: Luật Đất Đai
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Quản lý hành chính đối với bất động sản của các nước hiện nay về tổng thể là có ba loại hình cơ bản . Vậy nội dung quản lý hành chính này có điều gì cần lưu ý. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

    Các loại hình quản lý hành chính đối với bất động sản

    Loại hình 1: Thực hành quản lý thống nhất, đồng thời coi trọng việc Chính phủ kinh doanh và khống chế quy hoạch đối với BĐS.

    Tài nguyên đất đai là có hạn, sự phát triển kinh tế tương đối nhanh chóng. Với mục đích sử dụng có hiệu quả tài nguyên khan hiếm này, loại trừ trở ngại với việc sử dụng hợp lý đất đai, để tiến hành thống nhất khai thác và sử dụng. Là người chủ sở hữu – Chính phủ có thể kịp thời vận dụng quyền lực hành chính, dùng hình thức quy hoạch để quy định và quản lý kinh doanh bất động sản. Làm cho toàn bộ việc khai thác và kinh doanh đất đai nghiêm khắc tuân theo mục tiêu là sử dụng hợp lý có hiệu quả đất đai và bảo vệ môi trường mà tiến hành một cách có trật tự.

    Loại hình 2: Thực hành quản lý phân tán, kết hợp khống chế pháp luật với điều tiết kinh tế đối với hoạt động kinh tế bất động sản.

    Sự quản lý hành chính của Chính phủ đối với bất động sản được tiến hành theo pháp luật. Chủ yếu dựa vào pháp luật để tiến hành kiểm soát và sử dụng công cụ kinh tế điều tiết. Pháp luật có quan hệ với bất động sản bao gồm mọi phạm vi liên quan đến bất động sản. Từ sử dụng đất đai, quy hoạch đất đai, cho vay thế chấp bất động sản, môi giới bất động sản… Đều dựa vào lập pháp và tư pháp để tiến hành kiểm soát. Các công cụ kinh tế có quan hệ mật thiết với quản lý bất động sản. Bao gồm các chính sách tài chính, thuế, tiền tệ, thông qua đó để điều tiết sự vận hành của thị trường bất động sản.

    Xem thêm về Kinh doanh bất động sản là gì? Điều kiện kinh doanh bất động sản?

    Loại hình 3: Thực hành quản lý tập trung, Chính phủ trực tiếp tổ chức và kiểm soát hoạt động kinh tế bất động sản.

    Sau đổi mới và hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi một bước từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chính phủ quản lý các hoạt động kinh tế bằng các công cụ pháp luật, kế hoạch và chính sách. Trong việc quản lý bất động sản, đặc biệt là quản lý đất đai, nhấn mạnh công tác quy hoạch. Loại hình quản lý hành chính đối với bất động sản cũng không phải là cố định, mà cùng với sự biến đổi của tình hình kinh tế xã hội của các nước và khu vực, nội dung và quá trình tổ chức, vận hành của quản lý hành chính đối với bất động sản cũng sẽ phát sinh thay đổi.

    Trên thực tế Chính phủ của bất cứ nước nào, đều cần phải xem xét một cách toàn diện, khắc phục các loại vấn đề trong vận hành kinh tế bất động sản nhằm mục tiêu quản lý nhiều mặt.

    quản lý hành chính đối với bất động sản

    Nội dung quản lý hành chính đối với bất động sản.

    Thứ nhất: Quản lý khai thác, xây dựng bất động sản.

    Chính phủ các nước đều rất coi trọng việc quản lý khai thác, xây dựng bất động sản. Mục tiêu cơ bản của quản lý khai thác, xây dựng bất động sản là xúc tiến khai thác, xây dựng hợp lý, tiết kiệm đất đai. Bên cạnh đó, làm tăng sự hữu hiệu việc cung cấp bất động sản, cơ hội tạo việc làm, thỏa mãn nhu cầu của phát triển kinh tế đối với bất động sản.

    Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ có thể trực tiếp tham gia các hạng mục khai thác, xây dựng bất động sản. Khái quát lại, chủ yếu có: quản lý hạng mục khai thác, xây dựng bất động sản; quản lý thu nhập khai thác. Trong đó quản lý quy hoạch khai thác, xây dựng bất động sản là chủ yếu nhất.

    Sự kiểm soát của Chính phủ đối với nội dung này chủ yếu thông qua quy hoạch đất đai và điều lệ xây dựng. Nhằm bảo đảm phúc lợi công cộng, kiểm soát việc khai thác, xây dựng bất động sản. Giảm thiểu hoặc loại trừ ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố bên ngoài đối với hoạt động này.

    Quy hoạch đất đai hiện đại bao gồm nội dung về chất lượng môi trường tự nhiên, bảo vệ di tích, kiểm soát khai thác đất đai. Điều lệ có liên quan ngày càng phức tạp, như đối với mỗi khu vực đất đai đều quy định cụ thể. Đối với việc thiết kế và triển khai, đều đề ra những hạn chế nghiêm khắc về công trình xây dựng, tỷ lệ diện tích chiếm đất của nó, dân số và ô nhiễm môi trường, tiêu chuẩn cây xanh và bố trí thiết bị công cộng.

    Thứ hai, quản lý thị trường bất động sản

    Rà soát, kiểm soát việc thực hiện quy hoạch. Thực hiện đầy đủ việc công khai thông tin, để người dân dễ dàng tiếp cận, khai thác. Cơ quan có thẩm quyền tăng cường thanh tra, kiểm tra toàn diện tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

    Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân môi giới bịa đặt thông tin để lừa đảo, trục lợi. Cần áp dụng phương pháp định giá để xác định giá đất cụ thể.

    Thứ ba, quản lý thu nhập bất động sản

    Đảm bảo công bằng, tránh việc trốn thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

    Tham khảo thêm Quy trình phát triển dự án kinh doanh bất động sản

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký