Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Nhận nuôi trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

Nhận nuôi trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Để được xem xét giải quyết nguyện vọng xin nhận nuôi trẻ sơ sinh bị bỏ rơi làm con nuôi cần đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định. Hôm nay, công ty Luật Legalzone sẽ giới thiệu đến các bạn chi tiết thủ tục để nhận nuôi trẻ sơ sinh làm con nuôi.

    1. Căn cứ pháp luật

    • Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
    • Luật Nuôi con nuôi
    • Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ
    • Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch

    2. Quy định chi tiết về nhậ nuôi trẻ sơ sinh làm con nuôi

    2.1 Quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

    Điều 14 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi, cụ thể như sau:

    “1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.

    Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.

    Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.

    Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.

    2.2 Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.

    3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

    Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.”

    Nhận nuôi trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

    3.  Thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi theo quy định

    – Về thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi (theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ).

    – Về hồ sơ của người nhận con nuôi được quy định tại Điều 17 Luật Nuôi con nuôi và Điều 7 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ, cụ thể như sau:

    “Điều 17. Hồ sơ của người nhận con nuôi

    Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:

    1. Đơn xin nhận con nuôi;

    2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

    3. Phiếu lý lịch tư pháp;

    4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

    5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.”

    4. Hồ sơ của người nhận con nuôi

    Điều 7. Hồ sơ của người nhận con nuôi

    Hồ sơ của người nhận con nuôi trong nước được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi không thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi và không cùng thường trú tại một địa bàn xã, thì việc xác nhận về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi được thực hiện như sau:

    1. Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, thì văn bản về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi do Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú xác nhận.

    2. Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó thường trú, thì công chức tư pháp – hộ tịch xác minh hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi.”

    – Về hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước (hồ sơ của cháu bé) được quy định tại Điều 18 Luật Nuôi con nuôi, gồm những giấy tờ sau:

    + Giấy khai sinh;

    + Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

    + Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

    + Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi.

    – Về nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi được quy định tại Điều 19 Luật Nuôi con nuôi, cụ thể như sau:

    “1. Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

    2. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.”

    – Về thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được quy định tại Điều 22 Luật Nuôi con nuôi và Điều 10 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ.

    Trên đây, là bài viết của Công ty Luật Legalzone về nhận nuôi trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.

    Nếu có bất kỳ thắc mắc, vui lòng liên hệ tới Công ty Luật Legalzone

    Hotline:0936037464

    Cài đặt ứng dung Hệ thống thủ tục pháp luật để cập nhật nhiều kiến thực luật hơn mỗi ngày.

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký