Môi trường biển
Môi trường biển, ô nhiễm MTB là những khái niệm tiền đề quan trọng để tiếp cận khái niệm BVMT biển. Tuy nhiên, trên thực tế còn có nhiều quan niệm; cách tiếp cận khác nhau đối với những khái niệm này. Vì vậy, để xây dựng khái niệm BVMT biển cũng như xác định nội hàm khái niệm và những nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế về BVMT biển, một trong những yêu cầu đầu tiên là làm sáng tỏ khái niệm MTB, ô nhiễm MTB.
Môi trường biển là gì?
MTB được định nghĩa “là vùng bao gồm các đại dương, các biển và các vùng ven biển tạo thành một tổng thể, một phần cơ bản của hệ thống duy trì cuộc sống toàn cầu và là tài sản hữu ích tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững’’’.
Như vậy, quan niệm về MTB đã tiếp thu quan điểm hiện đại về môi trường tiếp cận trên cơ sở giá trị của các thành phần này.
Đặc điểm của môi trường biển
Khái niệm trên đã chỉ ra hai đặc điểm của MTB:
Là một khoảng không gian, một phần của trái đất. Nó bao gồm nước biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của các đại dương; các biển; các vùng ven biển tạo thành một thể thống nhất, có mối quan hệ tương tác;
Chức năng, giá trị quan trọng của MTB là duy trì sự sống toàn cầu. Cũng như là nguồn tài nguyên quý giá để bảo đảm phát triển bền vững. Tuy nhiên, khái niệm này không chỉ rõ các thành phần của biển bao gồm toàn bộ cơ thể sống; các loài động, thực vật và hệ sinh thái; cảnh quan và tài nguyên phi sinh vật được tìm thấy trong các vùng biển này.
Ô nhiễm môi trường biển là gì ?
Theo Điều 1 Khoản 4 Công ước luật biển năm 1982, ô nhiễm MTB được định nghĩa là “việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào MTB, bao gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biển đối chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và giảm sút các giá trị mĩ quan của biển”
Có thể nói, định nghĩa này của Công ước là một định nghĩa khá toàn diện về ô nhiễm MTB, trong đó đã chỉ ra một số đặc trưng của ô nhiễm MTB.
Tham khảo thêm tại Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia
Hiện trạng môi trường biển
Theo Báo cáo hiện trạng MTB và hải đảo giai đoạn 2016-2020 của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường). Đi kèm với sự phát triển đô thị ven biển là sự gia tăng dân số; chủ yếu là sự gia tăng cơ học. Các đô thị biển cũng thu hút khách du lịch dẫn đến gia tăng các nguồn thải; gây áp lực lên hạ tầng đô thị; đặc biệt là hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống xử lý chất thải….
Sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa ở các khu vực ven biển và những tác động của con người đối với môi trường được thể hiện rõ qua thống kê lượng nước thải sinh hoạt tại các đô thị ven biển.
Ước tính, tại các khu vực ven biển; lượng nước thải phát sinh sẽ vào khoảng 122-163 triệu m3/ngày. Đây là một sức ép lớn đến môi trường biển.
Sự gia tăng các nguồn thải từ lục địa; các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội đang đè nặng lên MTB và hải đảo; cùng với sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng gia tăng; gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng; các sự cố MTB để lại hậu quả nặng nề.
Quy định về bảo vệ môi trường biển
Luật bảo vệ môi trường 2020 đã có quy định cụ thể về BVMT biển như sau:
1. Các nguồn thải vào môi trường nước biển phải được điều tra, đánh giá và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát chặt chẽ, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
2. Vùng rủi ro ô nhiễm MTB và hải đảo phải được đánh giá, xác định và công bố theo quy định của pháp luật về tài nguyên, MTB và hải đảo.
3. Hoạt động khai thác nguồn lợi từ biển và hải đảo, hoạt động kinh tế – xã hội khác phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
4. BVMT nước biển phải bảo đảm phối hợp chặt chẽ; hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; phối hợp giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và cơ quan, tổ chức nước ngoài. Để việc chia sẻ thông tin, đánh giá chất lượng môi trường nước biển; kiểm soát ô nhiễm MTB xuyên biên giới.
5. Việc BVMT nước biển phải tuân thủ quy định của Luật BVMT; pháp luật về tài nguyên, MTB
Tổng kết
Để giải quyết những thách thức về ô nhiễm MTB; hiện Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đang xây dựng; áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý MTB như; lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, phí sử dụng biển, phí sản phẩm, lệ phí hành chính thuế; cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác; sử dụng biển, đảo, các quỹ MTB và các khoản trợ cấp khác.
Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về MTB. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn. Xin cảm ơn!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
https://lsu.vn/dich-vu-luat/dich-vu-tu-van-phap-luat/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký