Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Ly hôn thuận tình theo quy định của pháp luật

Ly hôn thuận tình theo quy định của pháp luật

Chuyên mục: Tin Tức Mới
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Ly hôn thuận tình

    LY HÔN THUẬN TÌNH

     Trên thực tế hiện nay, có rất nhiều lý do để dẫn đến ly hôn. Tuy nhiên muốn ly hôn phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây Legalzone sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục ly hôn thuận tình.

    Căn cứ pháp lý :

    Luật hôn nhân và gia đình 2014

     Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14

    Hồ sơ , trình tự thủ tục ly hôn thuận tình

     Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thuận tình ly hôn như sau :
    “ Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

    Như vậy, cả hai vợ chồng bạn được xem là thuận tình ly hôn khi hai bên thật sư tự nguyện ly hôn  và đã thỏa thuận được với nhau về vấn nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

    Thành phần hồ sơ :

    Khi hai bên thuận tình ly hôn thì hồ sơ gồm có :

    Đơn xin ly hôn (đơn ly hôn của vợ hoặc chồng phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài);

    – Bản sao Giấy CMND/ CCCD (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có công chứng bản chính);

    – Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy  chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện;

    – Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con);

    – Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản);

    – Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác  nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã xóa tên trong hộ khẩu;

    – Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở  Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

    Thẩm quyền giải quyết vụ việc

    Đối với vụ việc ly hôn không có yếu tố nước ngoài : 

    Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của vợ chồng thuận tình ly hôn là tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ đang cư trú hoặc chồng đang cư trú nếu cả hai vợ chồng đều đồng ý ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 29, điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

    Đối với vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài:

    Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các  trường hợp cụ thể như:

    – Ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;

    -Ly hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam khi họ có yêu cầu.

    Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường  trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam

    Theo khoản 3 Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết ly hôn có  yếu tố nước thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

    Trong trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu  việc ly hôn diễn ra với công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện.

    Trình tự, thủ tục giải quyết thuận tình ly hôn 

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

    Bước 2: Nộp lệ phí và thụ lý vụ án

    -Án phí, lệ phí thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14

    Trong thời hạn 03 ngày sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, Thẩm phán sẽ ra thông báo về nộp lệ phí và trong vòng 05 ngày, hai vợ chồng phải thực hiện xong.

    Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý, các đương sự sẽ được thông báo về việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

    Bước 3: Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

    Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày thụ lý. Trong thời gian này,  Tòa án sẽ phải tiến hành hòa giải theo quy định của bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

    Khi đó, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích quyền, nghĩa vụ của vợ  chồng, cha mẹ với con, về trách nhiệm cấp dưỡng…

    Bước 4: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn

    Trong trường hợp hòa giải thành, vợ chồng sẽ đoàn tụ với nhau thì Tòa án sẽ ra quyết định đình  chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn của hai người.

    Nếu hòa giải không thành, vợ chồng vẫn muốn ly hôn thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận  tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật.

    Như vậy, thời gian để giải quyết thuận tình ly hôn chỉ khoảng 02 – 03 tháng, 

    Trên đây là nội dung tư vấn về trình tự, thủ tục thuận tình ly hôn. Liên hệ ngay Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký