Ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
Hiện nay, song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng mà nguyên nhân chủ yếu lại đến từ hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, để đảm bảo trách nhiệm bảo vệ môi trường, Chính phủ đã đưa ra các quy định chi tiết về ký quỹ bảo vệ môi trường.
Ký quỹ bảo vệ môi trường là gì?
Ký quỹ bảo vệ môi trường là việc tổ chức, cá nhân gửi một khoản tiền vào quỹ bảo vệ môi trường để bảo đảm trách nhiệm cải tạo, phục hồi và bảo vệ môi trường trong các hoạt động được quy định theo pháp luật.
Mục đích của ký quỹ bảo vệ môi trường
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 46 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường quy định như sau:
Ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất nhằm bảo đảm tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chịu trách nhiệm xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường có thể phát sinh từ lô hàng phế liệu nhập khẩu.
Phương thức ký quỹ
Các tổ chức, các nhân hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất thự chiện việc ký quỹ bảo vệ môi trường bằng tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật. Việc ký quỹ thực hiện theo từng lô hàng hoặc theo từng hợp đồng có thông tin và giá trị của lô hàng phế liệu nhập khẩu.
Trong đó, kim khí quý bao gồm vàng, bạc, bạch kim và các loại kim loại quý. Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch.
>>> Có thể bạn quan tâm: Trách nhiệm đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường của pháp nhân thương mại
Quy định về ký quỹ
Các tổ chức, cá nhân này thực hiện ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc tổ chức tài chính, tín dụng theo quy định của pháp luật.
Quy trình ký quỹ
Thời gian ký quỹ
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải thực hiện ký quỹ trước thời điểm phế liệu dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đối với các trường hợp khác;
Xác nhận ký quỹ
Ngay sau khi nhận ký quỹ, tổ chức nhận ký quỹ xác nhận việc ký quỹ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu vào văn bản đề nghị ký quỹ của tổ chức, cá nhân. Nội dung xác nhận ký quỹ phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau: tên tài khoản phong tỏa; tổng số tiền ký quỹ được tính toán theo quy định tại Nghị định này; thời hạn hoàn trả tiền ký quỹ thực hiện ngay sau khi hàng hóa được thông quan; thời hạn phong tỏa tài khoản (nếu có);
Tổ chức nhận ký quỹ gửi tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu 02 bản chính văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu gửi 01 bản chính văn bản xác nhận đã ký quỹ cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục thông quan.
Mức tiền ký quỹ
Đối với nhập khẩu sắt, thép phế liệu
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sắt, thép phế liệu phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định như sau:
Khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
Khối lượng nhập khẩu từ 1.000 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
Đối với nhập khẩu giấy phế liệu và nhựa phế liệu
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giấy phế liệu và nhựa phế liệu phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định như sau:
Khối lượng nhập khẩu dưới 100 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
Khối lượng nhập khẩu từ 100 tấn đến dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
Các loại phế liệu khác
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu các loại phế liệu khác thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định là 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.
>>> Tham khảo: Thuế bảo vệ môi trường là gì? Nội dung thuế bảo vệ môi trường hiện hành?
Quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ
Quản lý số tiền ký quỹ
Tổ chức nhận ký quỹ nơi tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất có trách nhiệm phong tỏa số tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật;
Sử dụng tiền ký quỹ
Trường hợp phế liệu nhập khẩu không được thông quan và không thể tái xuất được, khoản tiền ký quỹ được sử dụng để thanh toán chi phí xử lý, tiêu hủy phế liệu vi phạm. Nếu số tiền ký quỹ nhập khẩu phế liệu không đủ thanh toán thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí này. Sản phẩm sau xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm có giá trị sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật và không được hạch toán vào chi phí xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm.
Việc hoàn trả khoản tiền ký quỹ
Tổ chức nhận ký quỹ đã nhận ký quỹ có trách nhiệm hoàn trả số tiền ký quỹ cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu sau khi nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu kèm theo thông tin về số tờ khai hải quan nhập khẩu đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu đã được thông quan hoặc thông tin về việc hủy tờ khai hải quan nhập khẩu của cơ quan hải quan hoặc chấp hành xong quyết định tái xuất, tiêu hủy theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải;
Những quy định pháp luật kể trên đã chỉ rõ những nội dung chủ yếu của pháp luật về ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất bao gồm: mục đích; phương thức; quy trình ký quỹ; số tiền ký quỹ và quản lý, sử dụng số tiền ký quỹ bảo vệ môi trường. Như vậy, chúng ta đã có một khung pháp lý tương đối đầy đủ về ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Đây là cơ sở quan trọng để các chủ thể thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong ký quỹ bảo vệ môi trường.
Trên đây là bài chia sẻ của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn. Xin cảm ơn!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Di sản thiên nhiên theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
- Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất
- Hồ sơ, thủ tục chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
- Thủ tục đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
- Hồ sơ, thủ tục để vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới
- Đăng ký môi trường và những điều cần biết về đăng ký môi trường
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký