Hình thức đầu tư ra nước ngoài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn, đó cũng là một trong những lý do thôi thúc những nhà đầu tư trong nước mở rộng quy mô kinh doanh, khám phá và đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm nguồn lợi nhuận mới, môi trường kinh doanh mới cũng như là phát triển những chiến lược mới, tiếp cận văn hóa kinh doanh thế giới. Để hiểu hơn về hoạt động đầu tư nước ngoài, Legalzone xin gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây:
Đầu tư ra nước ngoài là gì ?
Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.
Các hình thức đầu tư ra nước ngoài nổi bật
Thành lập mới một tổ chức kinh tế
Tổ chức kinh tế được định nghĩa theo khoản 21 Điều 3 Luật Đầu tư như sau:
“21. Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”
Vậy, hình thức thành lập tổ chức kinh tế gồm 2 hình thức:
- Thành lập công ty 100% vốn từ nhà đầu tư nước ngoài
- Thành lập công ty giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc Chính phủ trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về chứng khoán, về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và các điều kiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư quy định:
“14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”
Vậy, đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài là việc đầu tư dựa trên hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC), giúp các nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư được nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian, tiền bạc để thành lập và quản lý một pháp nhân mới. Hợp đồng này sẽ được kí kết theo quy định của Bộ luật dân sự, có ít nhất 1 bên là nhà đầu tư nước thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó
Theo Điều 25 Luật Đầu tư quy định nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo các hình thức sau:
“1. Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
b) Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.”
Đây đều là những hình thức đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài, thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý. Khi thực hiện hình thức đầu tư này, nhà đầu tư cần tuân thủ các hình thức và thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.
Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài
Với quy định này, nhà đầu tư có quyền mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài. Loại hình đầu tư này giúp nhà đầu tư dễ dàng đầu tư và rút vốn khi cần thiết, lợi nhuận dựa trên việc gia tăng giá trị của cổ phiếu, hưởng lợi nếu như giá chứng khoán của doanh nghiệp đó tăng lên. Tuy nhiên, nhà đầu tư không có quyền quản lý, điều hành trong công ty.
Tùy theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư mà còn có thể có những hình thức đầu tư khác. Nhà đầu tư trong nước cần chọn nước đầu tư và tìm hiểu về pháp luật của nước đó.
>>>>>Tham khảo thêm về: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài
- Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép hoặc ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
- Máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm.
- Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu.
- Các tài sản hợp pháp khác.
>>>>>Tham khảo thêm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và gián tiếp nước ngoài
Trên đây thông tin Legalzone muốn cung cấp tới bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ công ty Luật Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultancy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultancy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultancy
Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
- Quy định về đầu tư ra nước ngoài
- Doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài
- Thủ tục cá nhân đầu tư ra nước ngoài
- Những lợi ích của việc đầu tư ra nước ngoài
- Hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài: Thực trạng và khuyến nghị
- Thực hiện báo cáo đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký