Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Dịch vụ pháp lý liên quan đến tranh chấp thương mại

Dịch vụ pháp lý liên quan đến tranh chấp thương mại

Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Dịch vụ pháp lý liên quan đến tranh chấp thương mại của Công ty luật TNHH Legalzone gồm: hướng dẫn, đưa ra các ý kiến pháp lý cho khách hàng cần tư vấn về các vướng mắc pháp luật thương mại, các tranh chấp thương mại, thương lượng, thống nhất hưởng giải quyết tranh chấp thương mại… nhằm giúp khách hàng có thể ứng xử phù hợp với pháp luật để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    Ngoài cung dịch vụ tư vấn pháp luật kinh doanh thương mại còn giảm thiểu các rủi ro trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam cũng như tham gia các giao dịch kinh doanh thương mại quốc tế Công ty luật TNHH Legalzone còn hỗ trợ tối đa khi khách hàng gặp các tranh chấp kinh doanh thương mại thuần túy có yếu tố Việt Nam cũng như các tranh chấp thương mại tại Việt Nam có yếu tố nước ngoài.

    Tại sao khách hàng cần tìm hiểu hoạt động tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại tại Legalzone:

    –       Đối với người cần tư vấn

    1. UY TÍN: Chúng tôi luôn đề cao chữ tín với khách hàng.

    2. CHUYÊN NGHIỆP: Là đơn vị tư vấn luật, chúng tôi hướng tới sự chuyên nghiệp từng tác phong, lời nói, giao kết với khách hàng trong mọi hoàn cảnh.

    3. TRÁCH NHIỆM: Chúng tôi nói được và làm được, trong bất kỳ sự cố, sự kiện bất khả kháng xảy ra, chúng tôi vẫn hỗ trợ khách hàng và cam kết chịu trách nhiệm đến cùng.

    4. KINH NGHIỆM: Chúng tôi được thành lập và hoạt động từ năm 2009, do đó dịch vụ chúng tôi cung cấp có sự trải nghiệm thực tế. 

    5. CHI PHÍ HỢP LÝ: Để mang đến sự thoải mái cho khách hàng, chúng tôi luôn luôn so sánh để điều chỉnh phí dịch vụ trên cơ sở chất lượng tư vấn tương tự.

    6. YẾU TỐ NGOẠI GIAO: Chúng tôi có mối quan hệ tốt với cơ quan, chính quyền, tổ chức khác để phục vụ tốt cho công việc của khách hàng.

    7. CAM KẾT BẢO MẬT: Luật sư cam kết bảo mật tuyệt đối các thông tin, tài liệu, và những trao đổi công việc với khách hàng.

    –       Đối với xã hội

    +   Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật

    +   Hoàn thiện pháp luật, giám sát việc  tuân thủ  pháp luật

    +   Nâng cao hiểu biết pháp luật.

    +   Giảm bớt tranh chấp, giảm bớt gánh nặng cho cơ quan tố tụng

    Phần lớn các hoạt động kinh doanh, thương mại của thương nhân được thực hiện thường xuyên, lặp đi, lặp lại. Thế nhưng điều đó không có nghĩa, thương nhân đã hiểu và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kinh doanh, thương mại có liên quan, hoặc là không ‘tiềm ẩn rủi ro’. Để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những ‘lỗ hổng’ trong kinh doanh, thương mại, doanh nhân cần có trợ giúp của những chuyên gia pháp lý có kinh nghiệm.

    Vì tính chất mỗi tranh chấp thương mại là khác nhau, luật sư giải quyết tranh chấp thương mại cũng có những kiến thức và kỹ năng phù hợp để giải quyết các vụ việc, vụ án phát sinh. Luật sư giải quyết tranh chấp thương mại có những am hiểu về tất cả các hình thức giải quyết tranh chấp hiện nay bao gồm: thương lượng, hòa giải, giải quyết bằng thủ tục tố tụng tại tòa án, giải quyết bằng trọng tài thương mại.

    Sử dụng pháp luật kinh doanh, thương mại một cách ‘thông minh’ giúp thương nhân có được những lợi thế vượt trội. Thế nhưng, không nhiều thương nhân có bộ phận pháp chế chuyên nghiệp, càng không có nhiều thương nhân ‘sở hữu’ bộ phận pháp chế am hiểu kinh doanh, thương mại. Khi đó, sử dụng dịch vụ pháp lý (pháp chế thuê ngoài, luật sư nội bộ) trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại của tổ chức luật sư có kinh nghiệm – như Công ty Luật TNHH Legalzone dịch vụ pháp lý liên quan đến tranh chấp thương mại.

    Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

    Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại là các văn bản pháp lý sau.

    * Luật Thương mại năm 2005.

    • Bộ luật dân sự 2015

    • Luật Trọng tài Thương Mại 2010

    * Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015

    * Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014

    Tranh chấp thương mại là gì?

    Tranh chấp thương mại được hiểu là các phát sinh mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể với nhau trong hoạt động kinh doanh thương mại mà trong đó có một bên có thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại. Theo Luật thương mại quy định:“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” (Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005).

    Chủ thể của tranh chấp thương mại

    Chủ thể trong tranh chấp thương nhân là các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bên không phải là thương nhân. Theo đó, tranh chấp được coi là tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên trong quan hệ tranh chấp là thương nhân. Tuy nhiên, có một số trường hợp, các cá nhân tổ chức khác có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại như các tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty hoặc các tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, chia tách, sáp nhập, giải thể, phá sản công ty…

    Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại

    Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là do một trong các bên có hành vi vi phạm trong quan hệ thương mại hoặc có hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, đặc điểm chung trong tranh chấp thương mại là những xung đột về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các bên. Một số quan hệ tranh chấp thương mại đặc thù có thể kể đến như sau:

    Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; cho thuê, cho thuê mua, xây dựng, vận chuyển hàng hóa, gia công, ủy quyền, mua bán trái phiếu, cổ phiếu, đầu tư tài chính, ngân hàng, hợp tác, liên kết kinh doanh,…

    Tranh chấp giữa các bên phát sinh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

    Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động kinh doanh khác,…

    Tranh chấp hợp đồng có các đặc điểm cơ bản sau đây:

    + Phát sinh trực tiếp từ quan hệ Hợp đồng.

    + Mang yếu tố tài sản và gắn liền lợi ích các bên trong tranh chấp.

    + Có sự vi phạm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ của 1 hoặc các bên, sự vi phạm này làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên còn lại.

    Phân loại tranh chấp kinh doanh thương mại:

    Tùy thuộc vào một số tiêu chi nhất đình mà tranh chấp kinh doanh thương mại được chia thành các loại sau:

    Theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, các tranh chấp thương mại được chia ra thành các loại sau:

    “Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

    1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

    2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

    3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

    4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

    5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”

    Theo đó, Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận

    Về tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại gồm hai yếu tố:

    – Chủ thể: Đối với tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại, các bên tranh chấp đều có đăng ký kinh doanh, còn đối với tranh chấp dân sự, chủ thể tham gia không bắt buộc đăng ký kinh doanh;

    – Mục đích tham gia giao dịch: Đối với tranh chấp thương mại, các bên tranh chấp đều có mục đích tìm kiếm lợi nhuận, còn đối với tranh chấp dân sự, không cần yêu cầu các bên phải có mục đích lợi nhuận.

    Còn trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, tranh chấp thương mại có các yếu tố sau sau:

    – Có sự mua bán hàng hóa giữa bên bán và bên mua;

    – Các điều khoản cơ bản của hợp đồng đều phải đáp ứng các quy định chung của pháp luật về loại hợp đồng này. Còn sự khác nhau ở đây được thể hiện ở một số điểm sau:

    – Trong tranh chấp thương mại, bên bán và bên mua đều là các thương nhân (các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh);

    – Hai bên ký kết hợp đồng đều có mục đích lợi nhuận.

    Về Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty thì tranh chấp thương mại sẽ là  tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty

    Ngoài ra, việc nhận diện các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài và các tranh chấp thương mại không có yếu tố nước ngoài gặp nhiều khó khăn và có các yếu tố sau:

    – Yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể, đó là trường hợp một bên hoặc các bên quan hệ có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở nước ngoài (đối với pháp nhân – nơi có trụ sở ở nước ngoài);

    – Yếu tố nước ngoài về mặt khách thể, đó là trường hợp tài sản – đối tượng của quan hệ ở nước ngoài;

    – Yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý, đó là trường hợp sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài.

    Ảnh hưởng của các yếu tố nước ngoài tác động đến kết quả giải quyết tranh chấp do các nguyên nhân sau:

    – Do các Tòa án và trọng tài của các quốc gia áp dụng pháp luật không giống nhau khi giải quyết tranh chấp;

    – Các yếu tố nước ngoài có trong tranh chấp có thể là cơ sở để Tòa án và trọng tài các quốc gia áp dụng pháp luật của nước ngoài. Cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể để hiểu rõ về từng yếu tố nước ngoài trong tranh chấp có tác động đến quá trình giải quyết tranh chấp.

    Yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể tác động đến quá trình giải quyết tranh chấp khi một bên hoặc các bên có quốc tịch nước ngoài:

    – Thẩm quyền của Tòa án của một quốc gia thường được xác định theo dấu hiệu nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở (đối với pháp nhân) của bị đơn;

    – Tư cách pháp lý của các bên nước ngoài thường được xác định theo pháp luật nước ngoài mà bên đó có quốc tịch hoặc nơi cư trú (đối với pháp nhân nơi có trụ sở)

    Yếu tố nước ngoài về mặt khách thể tác động đến quá trình giải quyết tranh chấp khi tài sản là đối tượng của quan hệ ở nước ngoài:

    – Thẩm quyền của Tòa án của một quốc gia thường được xác định theo dấu hiệu nơi có tài sản (đặc biệt khi tài sản là bất động sản);

    – Quyền và nghĩa vụ các bên liên quan tới quyền sở hữu thường được xác định theo pháp luật nước ngoài nơi có tài sản

    Yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý tác động đến quá trình giải quyết tranh chấp khi sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài thì:

    – Thẩm quyền của Tòa án của một quốc gia có thể  được xác định theo dấu hiệu nơi thực hiện hợp đồng;

    – Quyền và nghĩa vụ của các bên có thể được xác định theo pháp luật nước ngoài nơi thực hiện hợp đồng;

    Nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

    Khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại cần tuân thủ các nguyên tắc sau

    –       Nhanh chóng chính xác phù hợp với các quy định của pháp luật

    –      Hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh

    –      Đảm bảo quy đời tự định đoạt của các tân với mức chi phí thấp nhất

    –      Linh hoạt có mà kết hợp nhiều hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh hương thư khác nhau.

    –      Bảo vệ uy tín, danh dự của các bên và giữ bí mật kinh doanh của các bên

    –      Đạt tiêu được thỏa thuận giữa các bên trong khả năng

    Tư vấn Phương thức giải quyết trong các vụ Tranh chấp thương mại

    Hiện nay, theo quy định của pháp luật, có tất cả 4 phương thức giải quyết tranh chấp, đó là: Thương lượng, Hòa giải, Tòa án hoặc Trọng tài.

    • Thương lượng: là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
    • Hòa giải: là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.
    • Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án: là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ.
    • Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với kết quả cuối cùng là phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện.

     Ưu – Nhược điểm của phương thức bằng Thương lượng so với hòa giải:

    +   Tính nhanh chóng: thời gian sẽ dài hay ngắn tùy thuộc cả 2 bên có quan điểm như thế nào và có thiện chí giải quyết hay không?

    +   Tính chuyên môn: Hai bên tự Thương lượng sẽ không cần đến Vai trò của bên thứ ba, Các bên tự mình đưa ra lý lẽ, quan điểm để bàn bạc và Tìm biện pháp thích hợp để đi đến Thống Nhất 1 cách giải quyết. >< Hòa giải tại Trung tâm hòa giải Các bên tranh chấp phải thỏa thuận và Cần một bên thứ ba Làm trung gian hòa giải Là hòa giải viên hỗ trợ các bên đạt được một thỏa thuận giải quyết tranh chấp.

    +   Tính Trung Lập: Cả hai phương thức đều phụ thuộc ý chí của các bên.

    +   Tính cưỡng chế thi hành: Là không có vì phụ thuộc hoàn toàn vào sự thiện chí hợp tác của các bên.

    +   Tính Bí mật: Cả hai phương thức có tính bí mật rất cao >< Hòa giải viên giúp các bên tự tin làm những gì họ trao đổi được không tạo ra bất ngờ cho họ trong quá trình tổ chức tại tòa án gọi là trọng tài sau này

    +   Tính Tiết kiệm: Thương lượng là cách giải quyết Phổ biến nhất và được xem là biện pháp tối ưu hóa lợi ích về chi phí, thời gian công sức so với 3 biện pháp còn lại, Vì đơn giản không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phiền phức ít tốn kém nhất mà không làm phương hại đến các quan hệ hợp tác vốn có giữa các bên cho kinh doanh >< Trung gian hòa giải vai trò của Hòa giải viên sẽ Xóa bỏ được rào cản giữa các bên tranh chấp Về các định kiến, Tiết kiệm chi phí hơn so với tòa án hoặc trọng tài.

    Ưu – Nhược điểm của phương thức bằng Trọng tài thương mại so với Tòa án:

    +   Tính nhanh chóng: Thủ tục Trọng tài rất linh hoạt, nhanh chóng, các bên có thể chủ động sắp xếp phiên họp GQTC, thời hạn, địa điểm tổ chức phiên họp GQTC, nơi các Trọng tài viên gặp gỡ, thời gian soạn thảo phán quyết Trọng tài, Chi phí cao. Các thủ tục hành chính đôi khi tiêu tốn một khoảng thời gian đáng kể >< So với tòa án vụ việc thường sẽ bị kiểu dài bởi vì hệ thống tòa án được tổ chức theo các cấp xét xử theo thủ tục tư pháp phức tạp, nhưng lại có trình tự thủ tục rất chặt chẽ.

    +   Tính chuyên môn cao:  Trọng tài viên đều là những chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực xét xử cũng như Có uy tính thâm niên hoặc là những chuyên gia lâu năm ở trong ngành mà vụ việc tranh chấp có liên quan >< Thẩm phán thường phải giải quyết các các tranh chấp trong nhiều lĩnh vực khác nhau có thể sẽ không chuyên sâu và cũng không phải là những chuyên gia trong ngành

    +   Tính Trung Lập: Trọng tài có thể làm cho các bên tranh chấp Hạn chế Gặp phải những định kiến hay sự thiên vị Của Thẩm Phán,  tự do và bình đẳng để lựa chọn địa điểm xét xử trọng tài ngôn ngữ sử dụng cũng như các quy tắc Tố tụng quốc tịch của trọng tài viên và người đại diện sẽ tăng thêm em sự tự tin Khi giải quyết vụ việc >< Nếu giải quyết ở tòa án vụ việc các bên tranh chấp phải miễn cưỡng và lo sợ có cơ sở về một định kiến của thẩm phán dẫn đến sự thiếu tự tin khi phải đối mặt với những thủ tục tư pháp nghiêm khắc cứng nhắc vì họ cho rằng định kiến khi đưa ra phán quyết của Thẩm phán sẽ làm lợi cho bên còn lại.

    +   Tính Bí mật: Các vụ tranh chấp liên quan tới bí mật thương mại, Khiếm khuyết của hàng hóa, ra sự kém chất lượng của sản phẩm Nếu xét xử dưới hình thức công khai như tòa án và dư luận biết đến sẽ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của của các chủ thể tham gia tranh chấp. Vì vậy Nguyên tắc xét xử kín của Trọng tài giúp các bên giữ được uy tín trên thương trường.

    +   Tính cưỡng chế thi hành: với hình thức trọng tài vụ việc không bắt buộc các bên phải tuân theo một bộ quy tắc trọng tài nào và nếu các bên không Thiện chí hợp tác với nhau để giải quyết thì vụ việc không thể xử lý. Phán quyết của Trọng tài là chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm như Tòa án. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp tại Trọng tài có tính dứt điểm và tiết kiệm thời gian cho việc kinh doanh nếu đưa ra phán quyết không chính xác dẫn đến phải có sự hỗ trợ của tòa án để hủy phán quyết dẫn đến kéo dài thời gian và tốn kém chi phí  >< so với giải quyết ở Tòa án thông qua hoạt động tài phán, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra Phán Quyết buộc các bên có hiệu lực thi hành dưới sự giám sát của nhà nước và có sử dụng công cụ mạnh nhất là Biện pháp cưỡng chế.

    +   Phạm vi thi hành: Bản án của Tòa án có tính thi hành cao nhưng chỉ thi hành được ở Việt Nam mà không thi hành được ở nước ngoài. >< Còn phán quyết Trọng tài thương mại thì được công nhận và cho thi hành trên 150 quốc gia.

    Từ các ưu nhược điểm chung luật sư Legalzone Tư vấn và dựa trên ý chí của khách hàng luật sư Legalzone hướng đến cho khách hàng lựa chọn phương thức giải quyết Tối ưu nhất.

    Ngoài ra Legalzone cung cấp dịch vụ

    ·         Tư vấn pháp luật:

    Luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các văn bản, giấy tờ có liên quan trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

    ·         Tham gia tố tụng:

    Luật sư tham gia tố tụng tại Tòa án với tư cách là người đại diện, hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự (khách hàng) trong các vụ, việc về kinh doanh, thương mại.

    ·         Đại diện theo ủy quyền:

    Luật sư đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng (theo hợp đồng ủy quyền) để thực hiện các công việc có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

    ·         Dịch vụ pháp lý khác:

    Luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện thủ tục hành chính; giúp đỡ trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch liên quan tới lĩnh vực thương mại

    Vụ việc tranh chấp về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa :

    Từ năm 2010 đến 2013 POSCO VST đã ký nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm cung cấp thép không rỉ cho Công ty Thành Nam với số lượng lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Theo quy trình thanh toán 2 bên đã ký:

    –         Sau khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa, Thành nam đặt cọc 10% giá trị hợp đồng

    –         Posco VST  sản xuất thép theo đặt hàng

    –         Thành Nam gửi kế hoạch lấy hàng, thì Posco VST sẽ xuất hóa đơn,

    –         Thành Nam thanh toán hoặc mở bảo lãnh thanh toán rồi 2 bên mới giao nhận hàng.

    –         Tuy nhiên đến cuối năm 2013 cả hai bên có vướng mắc trong việc xác nhận nợ

    Đến ngày 3/6/2013: hai bên đối chiếu công nợ và xác nhận trên Biên bản công nợ tổng số tiền Cty Thành nam còn phải trả cho Posco VST là 58 tỷ.

    Đến ngày 11/12/2013: Cty Thành nam có công văn xác nhận số nợ trên và lên kế hoạch trả nợ xong chậm nhất là đến tháng 10/2014

    Đến ngày 4/2014: Cty Thành nam có công văn đề nghị Posco VST cân nhắc phương án xử lý nợ bằng cách tham gia mua cổ phần.

    Về phía Thành Nam cho rằng khoản nợ 58 tỷ đc xác nhận trên biên bản ngày 3/6/2013 là nợ theo hóa đơn kế toán đã xuất ra trước đây là khoản nợ còn lại phải thanh toán để được nhận hàng, còn thực tế Posco VST chưa giao hàng cho Thành Nam, nhưng Thành Nam vẫn xuất hóa đơn ra trước vì nghĩ rằng 2 bên sẽ làm ăn với nhau lâu dài, hóa đơn kế toán này không phản ánh đúng giao dịch giữa 2 bên.

    Về phía Posco VST đưa ra 56 bộ chứng từ giao nhận, hóa đơn mà đại diện công ty Thành Nam đã nhận hàng và biên bản xác nhận công nợ trong đó 2 bên xác nhận 58 tỷ là nợ tiền thép đã nhận chứ không phải là công nợ kế toán theo hóa đơn.

    –         Khách hàng đến cần tư vấn là phía Posco VST: Nhu cầu cần giải quyết là lấy lại được số tiền 58 tỷ mà Thành Nam nợ

    –         Nhu cầu phía Thành Nam: Nhu cầu cần giải quyết là làm sao không bị khởi kiện vì số tiền hàng chậm trả.

    Phân tích vụ việc, đánh giá mức độ của tranh chấp, kết luận về các tình tiết.

    –  Cả 2 bên đều vi phạm nghĩa vụ của mình trong Hợp đồng. Bởi trong suốt thời gian giao dịch và những giai đoạn kéo dài với số tiền hàng rất lớn, các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không bám theo hợp đồng cũng như sửa đổi hợp đồng hay bổ sung phục lục gì khi có những sự thay đổi mà dựa theo thói quen đã hình thành suốt quá trình kéo dài nhiều năm chỉ thay đổi số lượng để khớp chứng từ thanh toán và các bên cũng không có phản đối gì. Việc theo dõi tiến trình của hợp đồng, nghiệm thu hàng hóa giữa các bên chỉ thực hiện ở thời gian đầu sau khi ký kết hợp đồng, còn về sau cả 2 bên chuyển sang làm theo thói quen thương mại (điều này luật thương mại 2005 không cấm và được quy định tại điều 12 về Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động Thương mại được thiết lập giữa các bên), nhưng lại bỏ qua không tuân thủ nguyên tắc thực hiện trong hợp đồng dẫn đến biên bản giao hàng đối chiếu công nợ cũng không được rà soát liên tục mà để dồn lại theo chu kỳ kế toán trong suốt 5 năm.

    –  Tình trạng ký biên bản xác nhận công nợ, do sự nể nang giữa các bên đối tác làm ăn nên khi Posco gửi biên bản xác nhận công nợ thì chưa qua đối chiếu thực tế mà Thành Nam cứ ký vào để tạo mối quan hệ tốt đẹp với đối tác dẫn đến việc Thành Nam muốn lật lại công nợ nói rằng đây là công nợ kế toán theo hóa đơn là không hợp lý.

    –  Khi có Biên bản công nợ được xác nhận giữa người đại diện theo pháp luật của các bên vào ngày 3/6/2013 đồng nghĩa với việc Hợp đồng mua bán hàng hóa không xảy ra tranh chấp nhưng vấn đề thanh toán của Thành Nam được ghi trong phần nghĩa vụ của hợp đồng thì lại dẫn đến một mâu thuẫn, bất đồng mới về nghĩa vụ phải thanh toán vì Thành Nam né tránh việc thanh toán và kéo dài thời gian thanh toán cho Posco VST vi phạm quy định trong hợp đồng cũng như quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật Thương mại 2005.

    –  Mức độ của tranh chấp trong vụ việc này là rất lớn không thể một sớm một chiều hòa giải hay thương lượng vì tình trạng không thanh toán đã diễn ra 4 năm cần phải có 1 phương pháp giải quyết dứt điểm, vì nợ tiền hàng lớn đã dẫn đến thiệt hại lớn cho cả 2 bên về bên Posco vì bị trì trệ không có vốn để lưu động, còn bên Thành Nam thì hàng hóa bị ùn ứ không xử lý được do niêm phong để giải quyết tranh chấp, mà thép lại là 1 sản phẩm không dễ bảo quản qua thời gian dài có thể bị rỉ do oxi hóa với không khí của môi trường.

    Tư vấn Phương thức giải quyết Tối ưu nhất trong vụ việc tranh chấp HĐ mua bán thép không rỉ giữa Posco vs Thành Nam:

    +   Tính khẩn cấp của vụ việc: có thể thương lượng không thành công vì các bên đã quá mệt mỏi vì tranh chấp trải qua thời gian quá dài là 4 năm mà vẫn chưa thể xử lý trong khi các thiệt hại từ tranh chấp ngày càng lớn và phương án chuyển số nợ trên thành cổ phần từ phía Thành Nam đưa ra đã không được Posco chấp nhận. Nhưng 2 bên có thể giải quyết bằng con đường hóa giải tại Trung tâm hòa giải để bên phía Thành Nam có thể thương lượng lại với bên Posco vẫn trả 58 tỷ tiền hàng chậm trả đó còn lãi chậm trả thì có thể thương lượng thấp đi để Thành Nam không bị rơi vào tình trạng khó xử lý nợ Cũng giúp Posco lấy lại số nợ gốc kia được nhanh chóng hơn, mà hai bên cũng không cần phải đưa nhau ra tòa Ảnh hưởng đến các mối quan hệ Kinh doanh.

    +   Xét Yếu tố chuyên môn thì: Trọng tài viên là cao nhất rồi đến thẩm phán sau đến hòa giải viên

    +   Xét Chi phí: giải quyết Trọng tài thương mại có chi phí cao nhất nhưng giải quyết thì nhanh chóng hơn Tòa án sau là Trung tâm hòa giải và lương lượng là biện pháp tối ưu hóa lợi ích cho các bên vì các bên cũng đã chịu quá nhiều thiệt hại nếu tiếp tục giải quyết bằng trọng tài chịu chi phí cao nếu phán quyết cuối cùng là sai thì các bên lại tiếp tục nhờ Tòa án hủy phán quyết của Trọng tài thì chi phí xử lý có thể gấp đôi.

    +   Tính bảo mật: với vụ việc thì tính bí mật của vụ tranh chấp là không quá quan trọng nhưng có thể ảnh hưởng đến uy tín trong thương trường vì các bên đều không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trọng tài thương mại sẽ là phương thức được ưu tiên.

    +   Khả năng cưỡng chế thi hành: thì chỉ có ở Tòa án và nếu khách hàng là Posco thì tư vấn viên có thể hướng khách hàng đi theo hướng này để đảm bảo thành nam thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ; Còn nếu khách hàng là Thành Nam thì tư vấn viên có thể hướng khách hàng đi theo hướng thành nam đi thương lượng vs Posco Hòa giải tại trung tâm hòa giải và có cam kết trả nợ, dưới sự giám sát của Hòa giải viên.

    +   Hai bên đã lựa chọn phương thức giải quyết là: Tòa án

    Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

    Công ty Luật Legalzone

    Hotline tư vấn:  0936 037 464

    Email: [email protected]

    Website: https://lsu.vn/

    Hệ thống: Thủ tục pháp luật

    Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung

    Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    ———————————-

    Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

    Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

    Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

    Facebook Luật sư Việt Nam:https://www.facebook.com/lsu.vn

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký