Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Ngày đăng
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents
    Công ty Luật Legalzone là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn và hỗ trợ doanh cung cấp dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý khách hàng dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng tại Legalzone. 
    Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

    Cơ sở pháp lý

    • Luật Xây dựng 2014;
    • Nghị đinh số 59/2015/NĐ-CP;
    • Nghị định số 42/2017/NĐ-CP;
    • Nghị định số 100/2018/NĐ-CP;
    • Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

    Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng Là Gì?

    Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là bản đánh giá vắn tắt của Bộ Xây Dựng, Sở xây dựng cấp cho các đơn vị, công ty khi có đủ điều kiện, năng lực tham gia các hoạt động trên lĩnh vực xây dựng. Đây là thủ tục, cơ sở pháp lý đối với các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Nếu các tổ chức không có chứng chỉ năng lực thì tổ chức đó không được tham gia các hoạt động như thi công công trình, đấu thầu, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình theo quy định tại điều 57 nghị định 100/2018/NĐ-CP.

    Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là sự công nhận hợp pháp của chính phủ về năng lực thi công, giám sát, quản lý của các doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực này. Nó là cách thể hiện trình độ chuyên môn, thế mạnh của các công ty trước khách hàng của mình. Đồng thời, nó giúp bạn có thể tránh các rắc rối về thủ tục pháp lý khi vận hành, quản lý, thi công công trình.

    Tại Sao Phải Có Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng?

    – Theo quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Thông tư 17/2016/TT-BXĐ thì khi đơn vị, tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng để đủ điều kiện hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung được ghi trên chứng chỉ đủ năng lực hoạt động xây dựng.

    – Tại Điều 57 Nghị định 42/2017/NĐ-CP quy định trong trường hợp không có chứng chỉ đủ năng lực hoạt động xây dựng thì sẽ không được tham gia nghiệm thu, thanh toán công trình, đấu thầu 

    – Cũng tại Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ xây dựng thì khi tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

    Cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

    Thời Hạn Của Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng

    – Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa trong thời hạn 05 năm. Tổ chức phải làm thủ tục cấp lại khi chứng chỉ năng lực hết hiệu lực hoặc khi có nhu cầu.
    – Trường hợp có thay đổi nội dung chứng chỉ năng lực phải làm thủ tục cấp lại trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có thay đổi.

    Cơ Quan Thẩm Quyền Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng

    • Cục quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây Dựng có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 1.
    • Sở Xây Dựng có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, 3.

    Trường hợp tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng với các hạng khác nhau thì Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực hạng cao nhất sẽ thực hiện cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức đó. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trên toàn quốc thông qua việc cấp, quản lý mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

    Trường hợp chứng chỉ năng lực được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực không thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực.

    Điều Kiện Chung Để Được Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng

    1. Có giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập công ty, doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
    2. Các cá nhân giữ vai trò chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
    3. Các cá nhân đảm nhiệm vai trò chủ chốt phải được bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đối với các dự án, công trình xây dựng có tính chất đặc thù như: nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất vật liệu nổ, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại.

    Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

    Các Loại Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng 

    – Chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng;

    – Chứng chỉ năng lực tư vấn, lập quy hoạch xây dựng;

    – Chứng chỉ năng lực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;

    – Chứng chỉ năng lực lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng công trình;

    – Chứng chỉ năng lực tư vấn quản lý dự án;

    – Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình;

    – Chứng chỉ năng lực giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng;

    – Chứng chỉ năng lực tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

    – Tổ chức cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

    Các Hạng Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng

    Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng Hạng 1

    Đây là chứng chỉ được cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp có hợp đồng kèm biên bản nghiệm thu của ít nhất 1 hợp đồng xây dựng hạng 1 hoặc 2 hợp đồng xây dựng hạng 2 kèm theo quyết định phê duyệt dự án. (Thời điểm hợp đồng trước tháng 03/2016). Các cá nhân giữ chức vụ chủ nhiệm, chủ trì dự án phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp cộng với cán bộ chuyên môn và công nhân kỹ thuật.

    Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng Hạng 2

    Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2 là chứng chỉ cấp cho các công ty có ít nhất 1 hợp đồng xây dựng hạng 2 (hai) hoặc 2 hợp đồng xây dựng hạng 3 (ba) có chứng minh được quy mô cấp công trình rõ ràng. Kèm theo các cán bộ chủ chốt có chứng chỉ hành nghề phù hợp.

    Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng Hạng 3

    Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 3 là chứng chỉ được cấp cho doanh nghiệp, tổ chức có đăng ký kinh doanh có mã ngành phù hợp và các cá nhân giữ chức vụ chủ nhiệm, chủ trì dự án phải chứng chỉ hành nghề + cán bộ kỹ thuât + công nhân kỹ thuật.

    Phân Biệt Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng Hạng 1,2,3

    Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 1,2,3 gồm các điểm khác nhau sau đây:

    Khi so sánh chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 1,2,3 thì điểm khác biệt có thể dễ dàng nhận thấy là thẩm quyền cấp chứng chỉ

    Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I

    Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng II, III

    Thẩm quyền cấp thuộc về Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Thuộc Bộ Xây dựng)

    Thẩm quyền cấp chứng chỉ thuộc về:

    – Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

     

    Khác nhau về điều kiện cấp chứng chỉ

    Các tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ có điểm giống nhau: Đều là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo Luật Doanh nghiệp 2020 và có đăng ký kinh doanh với ngành nghề phù hợp với lĩnh vực mà đề nghị cấp chứng chỉ.

    Tuy nhiên, điểm khác nhau lớn nhất phải kể đến khi so sánh chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 là Điều kiện cấp chứng chỉ.

    Đối với hạng chứng chỉ khác nhau thì các tổ chức phải đáp ứng các điều kiện khác nhau, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, cụ thể:

    Ví dụ, Điều kiện năng lực của tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng có sự khác nhau giữa 3 hạng chứng chỉ.

    Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I

    Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng II

    Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III

    – Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; giao thông của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

    – Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện hoặc quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tinh phê duyệt

    – Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; giao thông của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

    – Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt

    – Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; giao thông của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận

    Nhận xét: Điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 khắt khe hơn hạng 2 và đến hạng 3. Tương ứng với điều kiện đó thì phạm vi hoạt động của các hạng chứng chỉ cũng có sự khác nhau.

    Khác nhau về Phạm vi hoạt động chứng chỉ năng lực

    Khi so sánh chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 thì khác nhau về phạm vi hoạt động là điểm cần so sánh nổi bật.

    Các hạng chứng chỉ năng lực khác nhau thì có phạm vi hoạt động khác nhau tương ứng với từng lĩnh vực.

    Ví dụ sự khác nhau về phạm vi hoạt động của 3 hạng chứng chỉ năng lực xây dựn trong lĩnh vực Lập thiết kế quy hoạch xây dựng:

    Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1

    Được lập tất cả các loại đồ án quy hoạch xây dựng

    Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2

    Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện

    Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3

    Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trừ các đồ án quan trọng thuộc diện đồ án phải xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Xây dựng theo quy định pháp luật

    Nhận xét: Chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 có phạm vi hoạt động giảm dần từ 1,2,3. Chứng chỉ hạng 1 có phạm vi rộng nhất. Do đó các tổ chức trước khi đề nghị cấp chứng chỉ cần cân đối điều kiện và khả năng của mình để đề nghị cấp chứng chỉ năng lực phù hợp, có lợi nhất trong cả quá trình hoạt động xây dựng của mình.

    Các Lĩnh Vực Cần Phải Có Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng

    Căn cứ khoản 1 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định các đơn vị sau đây cần xin chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:

    • Khảo sát xây dựng: Khảo sát địa chất, khảo sát địa hình, công trình địa chất thủy văn.
    • Thiết kế – thẩm tra thiết kế: Thiết kế xây dựng công trình dân dụng, thiết kế công trình giao thông, thiết kế công trình xây dựng công nghiệp, thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật, thiết kế công trình điện – cơ điện, thiết kế công trình nông nghiệp phát triển nông thôn, thiết kế công trình cấp thoát nước.
    • Lập quy hoạch xây dựng.
    • Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
    • Quản lý các dự án đầu tư xây dựng.
    • Giám sát thi công công trình xây dựng: Giám sát lắp đặt thiết bị công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ.
    • Quản lý, thẩm tra chi phí đầu tư xây dựng.
    • Kiểm định xây dựng.
    • Thi công xây dựng công trình.

    Như vậy các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng trên đều phải có chứng chỉ năng lực xây dựng; thì mới có đủ điều kiện hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước. Hoạt động xây dựng sẽ được quy định theo nội dung có ghi trên chứng chỉ năng lực xây dựng.

    Dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

    Trường Hợp Không Cần Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng

    Căn cứ Khoản 3 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Nghị định này khi tham gia các công việc sau:

    • Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định này; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;
    • Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
    • Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
    • Thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;
    • Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này;
    • Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014.

    Hồ Sơ Đề Nghị Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng

    Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực bao gồm:

    a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục IVNghị định 15/2021/NĐ-CP;

    b) Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;

    c) Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình);

    d) Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định này hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;

    đ) Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;

    e) Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II);

    g) Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II);

    h) Các tài liệu theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý.

    Trình Tự, Thủ Tục Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng

    Bước 1: Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo quy định tại Điều 87 Nghị định 15/2021/NĐ-CP qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực;

    Bước 2: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ năng lực; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ năng lực.

    Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

    Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

    Đăng Tải Thông Tin Về Năng Lực Của Tổ Chức, Cá Nhân Tham Gia Hoạt Động Xây Dựng

    Thông tin năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng đã được cấp chứng chỉ phải được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ quản lý và tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

    Trình tự thực hiện đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng:

    – Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ có trách nhiệm đăng tải thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân lên trang thông tin điện tử do mình quản lý, đồng thời gửi thông tin đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

    – Thời gian thực hiện đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp chứng chỉ. Thời gian thực hiện tích hợp thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin cửa cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.

    Thu Hồi Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng

    Chứng chỉ năng lực bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    1. Tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực chấm dứt hoạt động xây dựng, giải thể hoặc phá sản;
    2.  Không còn đáp ứng đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định;
    3.  Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ năng lực;
    4. Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng chứng chỉ năng lực;
    5. Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ năng lực; 
    6. Chứng chỉ năng lực được cấp không đúng thẩm quyền; 
    7. Chứng chỉ năng lực bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực;
    8. Chứng chỉ năng lực được cấp khi không đủ điều kiện năng lực theo quy định.

    Tổ chức đã bị thu hồi chứng chỉ năng lực thuộc trường hợp quy định (Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ năng lực; Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng chứng chỉ năng lực; Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ năng lực) thì được đề nghị cấp chứng chỉ năng lực sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

    Những Vướng Mắc Khi Xin Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng

    Sau đây là một số vướng mắc mà khách hàng thường gặp khi xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:

    – Không nắm rõ điều kiện để được xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

    – Không tự phân loại được cấp công trình, loại công trình dẫn đến đánh sai hạng năng lực hoạt động xây dựng.

    – Hồ sơ không chuẩn, nhân sự không phù hợp, kê khai năng lực sai, thiếu.

    – Hợp đồng kinh tế và biên bản nghiệm thu công trình thiếu giáp lai.

    – Đăng ký xin xét quá nhiều lĩnh vực, nhầm lẫn giữa các lĩnh vực với nhau.

    – Lựa chọn các bên dịch vụ không uy tín, thứ hạng bị đánh tụt, hồ sơ trả về không lý do.

    – Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không kịp hoàn thành để nghiệm thu và đấu thầu công trình

    Khách Hàng Cần Cung Cấp 

    Thông tin cần cung cấp:

    – Thông tin về lĩnh vực hoạt động xây dựng

    – Tên tổ chức, doanh nghiệp

    Tài liệu cần cung cấp:

    – Bản sao công chứng Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;

    – Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;

    – Bản sao công chứng Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;

    – Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng).

    Tại Sao Chọn Chúng Tôi?

    1. Có hệ thống cố vấn tư vấn đầu ngành; các giám đốc ban quản lý dự án; chuyên gia tư vấn luật xây dựng.
    2. Đọc duyệt hồ sơ TỐI ĐA 3 NGÀY.
    3. Thủ tục xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp.
    4. Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, chính xác, liên tục cập nhật các văn bản, quy định.
    5. Tỷ lệ thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất mà doanh nghiệp có thể đạt. 

    Dịch Vụ Tư Vấn Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng Của Legalzone

    Hiện nay việc xin được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không khó khăn nhưng phức tạp vì có nhiều yêu cầu khác nhau. Mỗi loại chứng chỉ lại có yêu cầu riêng, chỉ tiêu đánh giá riêng. Mức xếp hạng I, II, III vì thế cũng có thay đổi nhất định.

    Ví dụ với tổ chức xin cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng cần đảm bảo các tiêu chí đánh giá bao gồm:

    • Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định đối với lĩnh vực khảo sát địa chất công trình;
    • Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
    • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực
    • Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
    • Kinh nghiệm hoạt động xây dựng đối với tổ chức xin chứng chỉ năng lực Hạng I và Hạng II

    Nhiều cá nhân, tổ chức vì chưa hiểu rõ nên mất thời gian và tiền bạc hơn mới có thể được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như mong muốn. Thay vì thế, các đối tượng có nguyện vọng có thể tìm đến các cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, 2, 3 tại Hà Nội, TPHCM hoặc các tỉnh thành khác để được hỗ trợ.

    Thời gian, công sức và tiền bạc sẽ được giảm bớt mà mục đích vẫn được thực hiện như mong muốn. Vậy chẳng có lý do nào mà không thử?

    Công việc của chúng tôi:

    – Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng 

    – Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh

    – Thay mặt quý khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước

    – Đồng hành cùng khách hàng trong quá trình xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

    – Nhận kết quả và bàn giao cho quý khách.

    Chúng tôi cung cấp dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Đặc biệt cho các doanh nghiệp khu vực phía miền Bắc như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang,

    Thông tin trên hy vọng giúp quý vị hiểu rõ hơn về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cũng như cách thức xin cấp phù hợp. Để biết thêm thông tin chi tiết và được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn.

    Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

    LEGALZONE COMPANY

    Hotline tư vấn:  0936 037 464

    Email: [email protected]

    Website: https://lsu.vn/

    Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    ———————————-

    Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

    Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

    Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

    Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn

     

     

     

     

     

     

     

     

    Danh bạ luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Website: https://lsu.vn/

    Chia sẻ
    11904

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký