Đăng ký môi trường và những điều cần biết về đăng ký môi trường
Đăng ký môi trường là nghĩa vụ của một số chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Sau đây, Legalzone xin gửi đến bạn đọc các thông tin hữu ích về Đăng ký môi trường và những điều cần biết về đăng ký môi trường.
Căn cứ pháp lý
Luật Bảo vệ môi trường 2020
Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Đăng ký môi trường là gì?
Đăng ký môi trường là việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là dự án đầu tư, cơ sở).
Đối tượng phải đăng ký môi trường
Đối tượng phải đăng ký môi trường bao gồm:
– Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường;
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày 01/01/2022 có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
Đối tượng được miễn đăng ký môi trường
Đối tượng được miễn đăng ký môi trường bao gồm:
– Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;
– Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương; hoặc phát sinh nước thải dưới 05 m3/ngày, khí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.
– Danh mục dự án đầu tư, cơ sở được miễn đăng ký môi trường quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Cách thức đăng ký môi trường
Các đối tượng phải đăng ký môi trường có thể gửi đăng ký môi trường đến UBND cấp xã thông qua các hình thức:
– Trực tiếp;
– Qua đường bưu điện;
– Bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Đối với dự án đầu tư, cơ sở trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên, chủ dự án đầu tư, cơ sở được quyền chọn UBND cấp xã để đăng ký môi trường.
Hồ sơ đăng ký môi trường
Hồ sơ đăng ký môi trường gồm:
– Văn bản đăng ký môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở theo mẫu;
– Bản sao Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (nếu có).
Xem thêm: Dịch vụ môi trường – Công ty Luật Legalzone
Nội dung đăng ký môi trường
Nội dung đăng ký môi trường bao gồm:
– Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở;
– Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công nghệ, công suất, sản phẩm; nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng (nếu có);
– Loại và khối lượng chất thải phát sinh;
– Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải theo quy định;
– Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
Trường hợp phải đăng ký môi trường lại
– Trong quá trình hoạt động, nếu dự án đầu tư, cơ sở có thay đổi về nội dung đã đăng ký, chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm đăng ký môi trường lại trước khi thực hiện các thay đổi đó.
– Trường hợp việc thay đổi quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc phải có giấy phép môi trường, chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm thực hiện quy định về đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Xem thêm: Các quy định của pháp luật về giấy phép môi trường
Thời điểm đăng ký môi trường
Thời điểm đăng ký môi trường được quy định như sau:
– Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường và thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường trước khi vận hành chính thức;
– Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường nhưng không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc trước khi xả chất thải ra môi trường đối với trường hợp không phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày 01/01/2022 có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường phải đăng ký môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày 01/01/2022.
Trên đây là thông tin của chúng tôi về nội dung Đăng ký môi trường và những điều cần biết về đăng ký môi trường. Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Hệ thống: Thủ tục pháp luật
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultancy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultancy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultancy
Facebook Luật sư Việt Nam:https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Hồ sơ, thủ tục chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam
- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
- Thủ tục đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
- Hồ sơ, thủ tục để vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới
- Các quy định của pháp luật về giấy phép môi trường
- Quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường
- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
- Hoạt động bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký