ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sản phẩm sáng tạo tập thể trong quá trình lao động, học tập, sinh hoạt, phản ánh đời sống văn hóa và khát vọng cộng đồng của nhân dân. Đây được xem như di sản vô giá của dân tộc, kết tinh của những sáng tạo tinh thần của nhân dân ta, được gìn giữ và phát huy qua hàng nghìn năm lịch sử.
Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là loại hình tác phẩm rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự du nhập mạnh mẽ của văn hóa ngoại lai. Chính vì vậy, quy định của pháp luật về đăng ký bảo hộ đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian sẽ là một trong những cơ sở quan trọng giúp bảo tồn, phát huy bản sắc và tinh hoa văn hóa của dân tộc.
Vậy quy định pháp luật hiện nay về đăng ký bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian gồm những thủ tục, hồ sơ gì? Quy trình đăng ký bảo hộ như thế nào? Sau đây Công ty TNHH Legalzone sẽ có những chia sẻ đến các bạn đọc.
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là gì?
Trước hết, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian (tác phẩm VHNTDG) là một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả quy định tại điểm l khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022.
Theo khoản 1 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2022, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Có thể nói, tác phẩm VHNTDG là tài sản tinh thần chung của tập thể, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một cộng đồng bằng trí nhớ, bằng ngôn từ hoặc bằng thị giác, phản ánh một bản sắc văn hóa và xã hội cộng đồng. Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật “xem tác phẩm VHNTDG như một loại đặc biệt của các tác phẩm khuyết danh”.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; thời gian hoàn thành; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai. Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan tại Thông tư số 08 /2016/TT-BVHTTDL ( Mẫu tờ khai )
– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình tác phẩm âm nhạc đăng ký quyền liên quan;
– Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;(1)
– Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;(2)
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;(3)
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.(4)
*Các tài liệu quy định tại (1), (2), (3) và (4) phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Quy trình nộp hồ sơ
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả.
– Tại Hà Nội : Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội. ĐT: 024.38 234 304.
– Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 028.39 308 086
– Tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. ĐT: 023.63 606 967
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Các trường hợp cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận
– Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có nhu cầu xin cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận thì nộp đơn nêu rõ lý do và nộp 01 hồ sơ theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Cục Bản quyền tác giả cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp Giấy chứng nhận bị mất; đổi Giấy chứng nhận trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả;
– Trường hợp hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận
Trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tác phẩm đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực các Giấy chứng nhận đã cấp.
Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận trái với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận.
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.
Tuy nhiên, đối với tác phẩm VHNTDG quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (bao gồm truyện, thơ, câu đố, điệu hát, làn điệu âm nhạc, điệu múa, vở diễn, nghi lễ, trò chơi dân gian và hội làng) thì yêu cầu về việc định hình dưới một hình thức vật chất không được đặt ra. Nói cách khác, các tác phẩm VHNTDG này vẫn được pháp luật bảo hộ mà không phụ thuộc vào việc định hình. Đây có thể được xem là một ngoại lệ đối với cơ sở xác lập quyền tác giả tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
Ngoại lệ này xuất phát từ đặc thù của tác phẩm VHNTDG so với các loại hình tác phẩm khác. Tác phẩm VHNTDG là kết quả lao động sáng tạo trí tuệ của một tập thể, một cộng đồng, được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thường là dưới hình thức truyền miệng.
Xuất phát từ đặc trưng mang tính truyền miệng nên nếu yêu cầu các tác phẩm VHNTDG phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định mới được bảo hộ thì sẽ không phù hợp. Thật vậy, rất nhiều điệu hát, làn điệu âm nhạc, điệu múa, vở diễn và các nghi lễ không được ghi chép lại hoặc định hình dưới các hình thức vật chất khác. Do vậy, việc buộc tất cả tác phẩm VHNTDG phải được định hình dưới một hình thức vật chất sẽ cản trở khả năng được bảo hộ của loại hình tác phẩm này và đi ngược lại với chính sách của Nhà nước trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp của tác phẩm VHNTDG.
Phạm vi bảo hộ quyền đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
Xuất phát từ tính tập thể và tính truyền miệng nên tác phẩm VHNTDG thường không thể xác định được chính xác tác giả. Do vậy, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm VHNTDG rất khác so với các loại tác phẩm khác. Các quyền nhân thân gắn với tác phẩm VHNTDG (quyền được dẫn chiếu xuất xứ, bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực, không xuyên tạc tác phẩm…) được bảo hộ vô thời hạn. Còn thời hạn bảo hộ đối với các quyền tài sản gắn với tác phẩm VHNTDG thì hiện nay pháp luật sở hữu trí tuệ chưa có quy định riêng cho loại hình tác phẩm này mà chỉ có quy định chung tại khoản 2 Điều 27.
Nếu căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009 thì tác phẩm VHNTDG có thời hạn bảo hộ đối với các quyền tài sản là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Tuy nhiên, do thường là sáng tạo của cộng đồng, không thể xác định chính xác tác giả của tác phẩm nên có thể nói thời hạn bảo hộ đối với các quyền tài sản gắn với tác phẩm VHNTDG là không xác định.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng tại công ty Legalzone
Với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp các dịch vụ một cách hiệu quả, khác biệt:
- Các luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm sẽ tiếp nhận thông tin và trao đổi, tư vấn và giám sát chặt chẽ sát sao tiến độ công việc, hồ sơ của quý khách hàng
- Các hồ sơ, vụ việc sẽ được chuyên viên đánh giá, tra cứu, thực hiện đúng thực tế
- Mọi chi phí, kế hoạch triển khai được thông báo, thỏa thuận một cách minh bạch, rõ ràng, không phát sinh thêm chi phí
- Công ty Luật TNHH Legalzone luôn bám sát tiến độ công việc và cập nhật với quý khách hàng tận tâm, thường xuyên, kịp thời.
- Chúng tôi luôn lắng nghe, thấu hiểu mong muốn của quý khách hàng, đưa ra những kế hoạch, phương án tối ưu và hài lòng nhất đến cho quý khách hàng.
- Phí dịch vụ hợp lý nhất, khách hàng sẽ được trải nghiệm và sử dụng dịch vụ tốt nhất
Trên đây là những chia sẻ về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Quý khách hàng có thắc mắc, nhu cầu đăng ký bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn. Công ty luật TNHH Legalzone tự tin sẽ là một địa chỉ đáng tin cậy khi quý khách hàng lựa chọn dịch vụ tư vấn của chúng tôi.
Để được tư vấn chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Hệ thống: Thủ tục pháp luật
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
==>> Xem thêm:
https://lsu.vn/dang-ky-bao-ho-tac-pham-dien-anh/
https://lsu.vn/thu-tuc-dang-ky-bao-ho-quyen-cho-buoi-bieu-dien/
https://lsu.vn/thu-tuc-chuyen-nhuong-quyen-so-huu-nhan-hieu/
https://lsu.vn/quyen-dang-ky-nhan-hieu-dang-ky-nhan-hieu-quoc-te/
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Thuế nhà thầu với hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?
- Điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022
- THẨM ĐỊNH HÌNH THỨC ĐƠN ĐĂNG KÝ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
- Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
- Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
- THẾ NÀO LÀ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ?
- Bảo hộ quyền liên quan đối với tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác
- Kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký