Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Chọn loại hình kinh doanh cho công ty

Chọn loại hình kinh doanh cho công ty

Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Hôm nay, công ty Legalzone xin gửi tới mọi người bài viết về: Chọn loại hình kinh doanh cho công ty

    Chọn loại hình kinh doanh cho công ty

    1. Các loại hình doanh nghiệp

    Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì có 4 loại hình doanh nghiệp điển hình sau:

    Doanh nghiệp tư nhân(DNTN):

    • Là doanh nghiệp do 01 cá nhân làm chủ.
    • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 01 DNTN.

    Công ty hợp danh(Công ty HD):

    • Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới 01 tên chung (sau đây gọi chung là thành viên hợp danh).
    • Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

    Công ty cổ phần (Công ty CP):

    • Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng tối thiểu là 03 cổ đông, không hạn chế tối đa.

    Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH):

    • Gồm Công ty TNHH một thành viên do 01 tổ chức hoặc 01 cá nhân làm chủ sở hữu.
    • Công ty TNHH hai thành viên trở lên do 02 thành viên trở lên có thể là cá nhân, tổ chức với số lượng tối đa không vượt quá 50 thành viên.

    2. Ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

    Doanh nghiệp tư nhân

    Ưu điểm:

    • Thủ tục thành lập loại hình doanh nghiệp này đơn giản.
    • Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
    • Chủ doanh nghiệp dễ dàng chủ động tăng giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
    • Tự do sử dụng lợi nhuận sau thuế.
    • Chủ doanh nghiệp đóng thuế thu nhập cá nhân ngay trên thuế thu nhập doanh nghiệp.

    Nhược điểm:

    • Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước pháp luật dù đang cho thuê doanh nghiệp hoặc thuê người làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp.
    • Ngay cả khi doanh nghiệp phá sản thì chủ doanh nghiệp vẫn phải trả các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình.

    Công ty hợp danh

    Ưu điểm:

    • Các thành viên góp vốn vào công ty hầu hết đều có quen biết và tin tưởng lẫn nhau cùng góp vốn làm kinh doanh.
    • Do đó việc quản lý dễ dàng hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
    • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Nhược điểm:

    • Khác với thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp.
    • Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.
    • Loại hình doanh nghiệp này không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

    Công ty TNHH 

    Ưu điểm:

    • Với Loại hình doanh nghiệp này, thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
    • Có tư cách pháp nhân kể từ khi nhận giấy đăng ký kinh doanh.

    Nhược điểm:

    • Loại hình doanh nghiệp này không có quyền phát hành cổ phiếu.
    • Chịu sự quản lý của pháp luật chặt chẽ hơn so với các công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân.

    Công ty Cổ Phần

    Ưu điểm:

    • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
    • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
    • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác  trừ các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong vòng 3 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
    • Loại hình doanh nghiệp này có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn, do đó việc huy động vốn trở lên dễ dàng, linh hoạt hơn và huy động được số vốn lớn hơn loại hình doanh nghiệp khác.

    Nhược điểm:

    • Do loại hình doanh nghiệp này không hạn chế cổ đông do đó dễ có sự phân hóa các nhóm cổ đông đối kháng nhau về mặt lợi ích nên việc quản lý, điều hành công ty sẽ phức tạp hơn.
    • Việc thành lập loại hình doanh nghiệp này cũng phức tạp hơn các loại hình doanh nghiệp khác do bị ràng buộc bởi pháp luật về chế độ tài chính, kế toán.

    Trên đây là bài viết của công ty Legalzone về: Chọn loại hình kinh doanh cho công ty.

    Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua:

    Hotline:0936037464

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký