Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Chấm dứt nuôi con nuôi

Chấm dứt nuôi con nuôi

Chuyên mục: nuôi con nuôi
Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Khi nào được chấm dứt quyền nuôi con nuôi ? Khi nào việc nuôi con nuôi bị hủy bỏ ? Thực hiện thủ tục chấm dứt nuôi con nuôi như thế nào? Legalzone tư vấn cho bạn qua bài viết sau

    Chấm dứt nuôi con nuôi

    Thủ tục nhận con nuôi là trẻ sơ sinh
    Thủ tục chấm dứt

    Các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi

    Điều 25 Luật nuôi con nuôi 2010

    -Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt

    – Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

    – Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

    Vi phạm quy định như:

    -Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

    -Giả mạo giấy tờ để giải quyết

    -Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

    – Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

    – Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

    -Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

    – Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc

    Nhận con nuôi đích danh là gì
    Con nuôi

    Quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi

    Điều 26, Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về thẩm quyền yêu cầu bao gồm: Cha mẹ nuôi; Con nuôi đã thành niên; Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.

    Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật Nuôi con nuôi: Cơ quan lao động, thương binh và xã hội; Hội liên hiệp phụ nữ.

    Thẩm quyền giải quyết chấm dứt

    Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Theo khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, việc giải quyết nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

    Đồng thời, điểm l khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nêu rõ:

    Tòa án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt;

    Từ các căn cứ trên, nơi có thẩm quyền giải quyết chấm dứt nuôi con thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc.

    Trình tự thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi

    Theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, yêu cầu chấm dứt là việc dân sự thuộc thẩm quyển giải quyết của Tòa án.

    Các bước tiến hành giải quyết tại tòa án:

    Bước 1 : Nộp đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền 

    Đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 , Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:

    a) Ngày, tháng, năm viết đơn;

    b) Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn;

    c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

    d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;

    đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;

    e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;

    g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.

    Kèm theo chứng thư (bản sao chứng thực), sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực), Giấy khai sinh của con nuôi (bản sao chứng thực) và Giấy chứng nhận nuôi con nuôi gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bác đang cứ trú để được giải quyết để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

    Thế nào là con nuôi hợp pháp 1
    con nuôi

    Bước 2: Tòa án sẽ tiến hành mở phiên tòa giải quyết việc dân sự:

    Tòa án sẽ ra quyết định về việc giải quyết, người yêu cầu giải quyết việc dân sự nộp lệ phí, án phí theo quy định của pháp luật

    Bước 3: Kháng cáo, kháng nghị quyết định của Tòa án (nếu có) :

    Nếu cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham dự phiên tòa giải quyết việc nuôi con nuôi không có kháng cáo với quyết định của tòa cho chấm dứt, thì quyết định của tòa án sẽ có hiệu lực pháp luật.

    Trên đây là những tổng hợp của Legalzone về Chấm dứt nuôi con nuôi, mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

    Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    Email: [email protected]

    Hotline:0936037464

    Fanpage: Công ty Luật Legalzone

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký