CÁC THỦ TỤC CHO DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP
Các Thủ Tục Cho Doanh Nghiệp Mới Thành Lập
Doanh nghiệp ngay sau khi mới thành lập, có khá nhiều việc cần phải làm liên quan đến các thủ tục pháp lý hoạt động của công ty. Để trách dẫn đến xử phạt không nên có, Legalzone cung cấp đến bạn đọc thông tin chi tiết về các thủ tục dành cho các doanh nghiệp mới thành lập như sau:
Đăng công bố thành lập doanh nghiệp:
Bước đầu tiên khi doanh nghiệp mới đăng ký thành doanh nghiệp là phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 điều 32 Luật doanh nghiệp 2020:
Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng chứng nhậ đăng ký doanh nghiệp và các thông tin:
- Ngành, nghề kinh doanh
- Danh sách cổ đông sách lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có)
Thời hạn thông báo công khai các thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày, kể từ ngày được công khai.
Về phí công bố thông tin là 100.000 đồng/lần, theo quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC.
Treo biển hiệu tại trụ sở chính công ty
Việc treo biển hiệu tại trụ sở chính nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập là việc cần thực hiện ngay sau khi công ty đi vào hoạt động.
Theo quy định tại khoản 4 điều 37 Luật doanh nghiệp 2020:
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diệu, địa điểm của doanh nghiệt. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết tên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Như vậy, theo quy định trên doanh nghiệp phải có nghĩa vụ gắn tên tại trụ sở chính. Tên doanh nghiệp được gắn trên biển hiệu doanh nghiệp và việc treo biển hiệu là nghĩa vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh mà không có biển hiện thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000, theo quy định tại điều 66 Nghị định 158/2013/NĐ-CP.
Khai và nộp thuế môn bài
Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp phải lập và nộp tờ khai lệ phí môn bài cùng với việc đóng lệ phí môn bài theo quy định để tránh bị phạt
Đối với công ty mới thành lập, lệ phí môn bài được kê khai 01 lần khi mới thành lập doanh nghiệp và nộp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới thành lập. Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP:
Doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập, các năm tiếp theo doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.
Về mức thu lệ phí môn bài: (điều 4 nghị định 139/2016 về Phí môn bài)
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/ năm
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/ năm
Mở tài khoản ngân hàng
Ngay sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, thì cần tiến hành đăng ký mở tài khoản ngân hàng để thực hiện cách giao dịch thanh toán bằng chuyển khoản và nộp thuế điện tử là điều tất yếu.
Theo khoản 6 điều 1 Thông tư 32/2016/TT-NHNN mở tài khoản ngân hàng cần có:
- Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Bản sao giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật, cụ thể: Thẻ căn cước công dân; Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu còn hiều lực
- Bản sao chứng thực của Giấy chứng nhận mẫu dấu
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người đại diện mở tài khoản ngân hàng đem hồ sơ và dấu của doanh nghiệp đến ngân hàng và làm theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có tài khoản, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo tài khoản ngân hàng tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư.
Kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Với những doanh nghiệp mới thành lập, cần lựa chọn phương pháp nộp thuế cẩn thận theo nhu cầu và điều kiện công ty. Hiện nay có hai phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
Để áp dụng phương pháp khấu trừ thuế doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện tại khoản 3 điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC, doanh nghiệp lập hồ sơ kê khai thuế theo cách thức này gồm những chứng từ sau:
- Tờ khai thuế GTGT
- Bẳng kê hóa đơn
- Chứng từ mua bán hàng hóa
- Báo cáo theo tháng hoặc theo quý
Đối với trường hợp không đăng ký áp dụng phương pháp tính khấu trừ thuế GTGT thì áp dụng phương pháp tính:
Thuế trực tiếp GTGT = tỷ lệ% x doanh thu
Phát hành hóa đơn điện tử
Hồ sơ đề nghị phát hành hóa đơn điện tử nộp qua mạng gồm:
- Quyết định phát hành hóa đơn
- Mẫu hóa đơn
Sau khi nộp hồ sơ phát hành hóa đơn trong vòng 2 – 3 ngày. Cơ quan thuế sẽ tiến hành đánh giá hồ sơ xem được chấp thuận hay không.
Theo quy định tại điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định doanh nghiệp, tổ chứ kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, đã mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày 19/10/2020 thì được tiếp tục sử dụng đến hết 30/6/2022.
Theo đó trong năm 2021 không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử mà chỉ bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử từ 01/7/2022. Như vậy, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vẫn được sử dụng hóa đơn giấy đến hết 30/6/2022 nếu đã phát hành trước ngày 19/10/2020.
Trên đây là thông tin tư vấn của Legalzone về vấn đề “Các thủ tục cho doanh nghiệp mới thành lập” Hy vọng bài viết sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các thủ tục cần thiết, tránh rủi ro không đáng có khi thành lập doanh nghiệp.
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký