Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Hồ sơ, thủ tục để vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới

Hồ sơ, thủ tục để vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới

Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents
    Vận chuyển chất thải xuyên biên giới
    Vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới

    Do tính chất nguy hiểm của chất thải nguy hại nên những chủ thể thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải sẽ được sẽ được quản lý và giám sát, đặt ra yêu cầu chặt chẽ hơn. Làm như vậy cũng nhằm mục đích phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại mà chất thải nguy hại có thể gây ra. Sau đây, Legalzone xin gửi đến bạn đọc các thông tin hữu ích về Hồ sơ, thủ tục để vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới

    Căn cứ pháp lý

    Luật Bảo vệ môi trường 2020

    Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

    Thông tư 02/2022/TT-BTNMT  hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

    Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại?

    Vận chuyển chất thải xuyên biên giới
    Vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới

    Theo Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

    “Điều 83. Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển CTNH

    1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm sau đây:

    a) Khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường;

    b) Thực hiện phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ riêng và không để lẫn với chất thải không nguy hại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường;

    c) Tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật hoặc chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.

    2. Việc lưu giữ chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

    a) Phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại;

    b) Không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường;

    c) Không làm phát tán bụi, rò rỉ chất thải lỏng ra môi trường;

    d) Chỉ được lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.

    3. CTNHi khi vận chuyển phải được lưu chứa và vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyển động phù hợp đến cơ sở xử lý chất thải. Phương tiện vận chuyển CTNH phải lắp đặt thiết bị định vị; hoạt động theo tuyến đường và thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    4. Đối tượng được phép vận chuyển CTNH bao gồm:

    a) Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có phương tiện, thiết bị phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

    b) Cơ sở được cấp giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển.

    5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật và biểu mẫu khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ CTNH; hướng dẫn kỹ thuật về phương tiện, thiết bị lưu chứa, vận chuyển, phòng ngừa, ứng phó sự cố trong quá trình vận chuyển, xử lý CTNH; hướng dẫn đăng ký, vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng.”

    Từ quy định trên và kết hợp với khoản 4 Điều 38 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT thì đối tượng được phép vận chuyển CTNH xuyên biên giới gồm:

    – Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có phương tiện, thiết bị phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    – Cơ sở được cấp giấy phép môi trường có chức năng xử lý CTNH phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển.

    Xem thêm: Dịch vụ môi trường – Công ty Luật Legalzone

    Đăng ký xuất khẩu chất thải nguy hại như thế nào?

    Vận chuyển chất thải xuyên biên giới
    Vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới

    Theo khoản 1 Điều 38 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định đăng ký vận chuyển xuyên biên giới CTNH theo Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới CTNH và việc tiêu hủy chúng như sau:

    Việc đăng ký xuất khẩu CTNHi được thực hiện bằng việc vận chuyển xuyên biên giới CTNH Đối với cùng một loại chất thải nguy hại, việc đăng ký xuất khẩu được thực hiện cho từng đợt xuất khẩu đơn lẻ hoặc chung cho nhiều đợt xuất khẩu trong một năm. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại hoặc nhà xuất khẩu đại diện cho các chủ nguồn thải phải phối hợp với các bên liên quan lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này.

    Hồ sơ đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại bao gồm những gì?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định hồ sơ đăng ký vận chuyển xuyên biên giới CTNH như sau:

    – Đơn đăng ký vận chuyển xuyên biên giới CTNH 

    – Bản sao hợp đồng xử lý chất thải nguy hại với đơn vị xử lý chất thải nguy hại tại quốc gia nhập khẩu;

    – Bản sao hợp đồng ký với chủ nguồn thải CTNH trong trường hợp chủ nguồn thải ủy quyền cho nhà xuất khẩu đại diện đăng ký và thực hiện thủ tục vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại;

    – Bản sao hợp đồng ký với đơn vị đăng ký bảo hiểm cho lô hàng chất thải nguy hại vận chuyển xuyên biên giới;

    – Thông báo vận chuyển bằng tiếng Anh thực hiện theo mẫu quy định của Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng (sau đây gọi tắt là Công ước Basel).

    Xem thêm: Đăng ký môi trường và những điều cần biết về đăng ký môi trường

    Trình tự đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại được thực hiện như thế nào?

    Vận chuyển chất thải xuyên biên giới
    Vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới

    Căn cứ khoản 3 Điều 38 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định trình tự đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại được thực hiện như sau:

    – Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo quy định tại khoản 2 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Bộ Tài nguyên và Môi trường;

    – Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo kèm theo thông báo vận chuyển bằng tiếng Anh cho cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại quốc gia nhập khẩu và quá cảnh (nếu có) theo quy định của Công ước Basel; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để có văn bản thông báo thì Bộ Tài nguyên và Môi trường phải có văn bản trả lời gửi tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do;

    – Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản trả lời của các cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại quốc gia nhập khẩu và quá cảnh (nếu có), Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản chấp thuận theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không chấp thuận, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản trả lời gửi tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.

    Trên đây là thông tin của chúng tôi về nội dung Hồ sơ, thủ tục để vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới. Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp

    Công ty Luật Legalzone

    Hotline tư vấn:  0936 037 464

    Email: [email protected]

    Website: https://lsu.vn/

    Hệ thống: Thủ tục pháp luật

    Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    ———————————-

    Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultancy

    Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultancy

    Tư vấn pháp lý/ Legal consultancy

    Facebook Luật sư Việt Nam:https://www.facebook.com/lsu.vn

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký