Dịch vụ trọn gói cấp visa, thẻ tạm trú cho người nước ngoài
Hiện nay, nước ta có rất nhiều người nước ngoài đến làm việc và sinh sống, nên nhu cầu xin cấp visa, thẻ tạm trú rất lớn. Thành thử các công ty dịch vụ lữ hành nơi làm các thủ tục thực hiện xin thẻ tạm trú trọn gói xuất hiện rất nhiều.Vì vậy, khi làm thủ tục xin thẻ tạm trú thì bạn nên lựa chọn công ty có uy tín để làm để đảm chính xác và an toàn.
Liên hệ hotline:0936037464
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Tòa nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tìm hiểu về VISA cho người nước ngoài
Thị thực là gì?
Theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Thị thực khi dịch sang tiếng anh là “visa”. “Visa” là từ được dùng nhiều hơn và được nhiều người biết đến hơn so với thuật ngữ thị thực quy định trong Luật.
Cần phân biệt, thị thực và hộ chiếu là 02 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Theo Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Theo khoản 2 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019, thị thực được cấp vào hộ chiếu, cấp rời hoặc cấp qua giao dịch điện tử. Thị thực cấp qua giao dịch điện tử là thị thực điện tử.
Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần; thị thực điện tử chỉ có giá trị một lần.
Hiện nay, thị thực không được chuyển đổi mục đích, trừ các trường hợp sau đây:
– Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;
– Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
– Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Có mấy loại thị thực?
Theo Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019), có 27 loại thị thực với ký hiệu như sau:
– NG1 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
– NG2 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– NG3 – Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
– NG4 – Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi cùng đi; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.
– LV1 – Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
– LS – Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
– ĐT1 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
– ĐT2 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
– ĐT3 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
– ĐT4 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng.
– DN1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– DN2 – Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
– NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
– NN3 – Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
– DH – Cấp cho người vào thực tập, học tập.
– HN – Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.
– PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
– PV2 – Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
– LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
– LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.
– DL – Cấp cho người vào du lịch.
– TT – Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
– VR – Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.
– SQ – Cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này (Người có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại; Người có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại).
– EV – Thị thực điện tử.
Điều kiện được cấp thị thực Việt Nam
Căn cứ Điều 10 Luật Xuất nhập cảnh của người nước ngoài (sửa đổi 2019), điều kiện được cấp thị thực (visa) Việt Nam gồm:
– Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
– Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này.
– Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
– Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
+ Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
+ Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
+ Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
+ Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
Riêng thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này.
Các trường hợp được miễn thị thực
Miễn thị thực (miễn visa) là việc người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam không phải xin thị thực hoặc xin visa (nếu không thuộc trường hợp miễn thị thực thì bắt buộc phải xin thị thực trước khi vào Việt Nam).
Hiện nay, các trường hợp sau được miễn thị thực:
– Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này.
– Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
– Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
– Thuộc trường hợp đơn phương miễn thị thực.
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.
Thủ tục và giấy tờ cần có khi xin visa nhập cảnh Việt Nam:
1. Hộ chiếu: còn hiệu lực ít nhất 06 tháng, không bị rách nát hoặc mờ số và còn ít nhất hai trang trống để dán tem visa. Hộ chiếu tạm thời không được chấp nhận.
2. Công văn chấp thuận thị thực: cần có nếu bạn lấy visa tại các sân bay quốc tế Việt Nam.
3. Ảnh: hai (02) ảnh hộ chiếu (4×6 cm) được chụp trong vòng 6 tháng gần nhất và không đeo kính.
4. Mẫu tờ khai: Tờ khai xuất nhập cảnh để làm thủ tục hải quan tại sân bay Việt nam
5. Lệ phí dán tem: được thanh toán khi đến sân bay Việt Nam
Lưu ý:
Nếu đến Việt Nam với mục đích đặc biệt (trừ mục đích du lịch), bạn (có thể) cần nộp thêm một số giấy tờ khác cho hồ sơ xin visa tại sân bay.
Du khách quá cảnh tại sân bay Việt Nam nên liên hệ trước với hãng hàng không để biết thêm các yêu cầu khác về thị thực.
Người nước ngoài và người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh hoặc cư trú tại đảo Phú Quốc được miễn thị thực với thời gian lưu trú tối đa 30 ngày với điều kiện đến Việt Nam (bao gồm bằng đường biển và hàng không) từ một quốc gia khác ngoài Việt Nam. Trường hợp nếu du khách vào một cửa khẩu quốc tế của Việt Nam và lưu lại khu vực quá cảnh ở cửa khẩu đó trước khi chuyển tiếp đến đảo Phú Quốc cũng được miễn thị thực nhập cảnh.
Nếu bạn thuộc diện được miễn visa Việt Nam, bạn chỉ cần nộp hộ chiếu gốc còn hiệu lực ít nhất 06 tháng tính từ thời điểm nhập cảnh.
Công văn chấp thuận thị thực chỉ có giá trị tại sân bay, do đó du khách cần xin visa tại Đại Sứ Quán nếu vào Việt Nam bằng đường bộ hoặc đường biển.
Biểu lệ phí xin cấp visa thị thực và thẻ tạm trú cho du khách nước ngoài
TT | Tên lệ phí | Mức thu |
1 | Cấp thị thực có giá trị một lần | 25 USD |
2 | Cấp thị thực có giá trị nhiều lần: | |
a) | Loại có giá trị đến 03 tháng | 50 USD |
b) | Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng | 95 USD |
c) | Loại có giá trị trên 06 tháng đến 01 năm | 135 USD |
3 | Chuyển ngang giá trị thị thực, thẻ tạm trú, thời hạn tạm trú còn giá trị từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới | 5 USD |
4 | Cấp thẻ tạm trú: | |
a) | Có thời hạn từ 01 năm đến không quá 02 năm | 145 USD |
b) | Có thời hạn từ 02 năm đến không quá 05 năm | 155 USD |
c) | Đối với người nước ngoài được Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực nhiều lần ký hiệu LĐ, ĐT thời hạn trên 01 năm | 5 USD |
5 | Gia hạn tạm trú | 10 USD |
6 | Cấp mới, cấp lại thẻ thường trú | 100 USD |
7 | Cấp giấy phép vào khu vực cấm, vào khu vực biên giới; giấy phép cho công dân Lào sử dụng giấy thông hành biên giới vào các tỉnh nội địa của Việt Nam | 10 USD |
8 | Cấp thẻ du lịch (đối với khách du lịch Trung Quốc đi trong tỉnh biên giới) | 10 USD |
9 | Cấp thị thực cho khách quá cảnh đường hàng không và đường biển vào thăm quan, du lịch (theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 Luật số 47/2014/QH13) | 5 USD/người |
10 | Cấp thị thực trong trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam theo diện đơn phương miễn thị thực, sau đó xuất cảnh và nhập cảnh trở lại Việt Nam trong thời gian chưa quá 30 ngày | 5 USD |
11 | Cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam không có hộ chiếu | 200.000 VNĐ |
Tìm hiểu về thẻ tạm trú của người nước ngoài
Khái niệm thẻ tạm trú là gì?
Tại điều 3 Luật số 47/2014/QH13 về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú cho người nước ngoài tại Việt Nam có quy định về thẻ tạm trú cho người nước ngoài là gì? Theo đó, thẻ tạm trú (temporary residence card) là loại giấy tờ do Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc Cơ quan thẩm quyền của Bộ ngoại giao cấp cho người nước ngoài. Người có thẻ tạm trú được phép cư trú dài hạn tại Việt Nam từ 01 đến 05 năm. Thẻ tạm trú có giá trị thay thế visa (thị thực). Người sở hữu thẻ tạm trú được miễn visa khi xuất nhập cảnh Việt Nam trong thời hạn của thẻ tạm trú.
Nếu visa giới hạn về số lần nhập cảnh cũng như thời hạn lưu trú thì thẻ tạm trú cho phép người nước ngoài cư trú dài hơn. Như vậy, so với visa, thẻ tạm trú có lợi hơn rất nhiều và có thể khắc phục những bất tiện của visa.
Quy định về đối tượng làm thẻ tạm trú
Làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài được áp dụng cho cả 2 đối tượng: người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) mang hộ chiếu nước ngoài.
Người nước ngoài thuộc diện làm thẻ tạm trú phải có ký hiệu thị thực sau: NG3, LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, TT.
Các trường hợp không được cấp thẻ tạm trú
Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang là bị đơn trong các vụ tranh chấp dân sự
Đang có nghĩa vụ thi hành án hình sự
Đang có nghĩa vụ thi hành bản án dân sự, kinh tế
Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt phạm vi hành chính, nghĩa vụ nộp thuế hoặc các nghĩa vụ về tài chính khác.
Điều kiện và thời hạn của thẻ tạm trú chung và cho từng trường hợp cụ thể
Đối tượng được cấp thẻ tạm trú Việt Nam | Ký hiệu thẻ tạm trú | Thời hạn thẻ tạm trú |
Người nước ngoài là thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc đi cùng theo nhiệm kỳ. | NG3 | Tối đa 5 năm |
Người nước ngoài vào làm việc với các cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. | LV1 | Tối đa 5 năm |
Người nước ngoài vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. | LV2 | Tối đa 5 năm |
Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. | ĐT | Tối đa 5 năm |
Người nước ngoài vào học tập, thực tập tại Việt Nam | DH | Tối đa 5 năm |
Người nước ngoài là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. | NN1 | Tối đa 3 năm |
Người nước ngoài là người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam. | NN2 | Tối đa 3 năm |
Phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam. | PV1 | Tối đa 2 năm |
Người nước ngoài đến lao động tại Việt Nam, có giấy phép lao động đang làm việc tại các loại hình doanh nghiệp, văn phòng đại diện các công ty nước ngoài. | LĐ | Tối đa 2 năm |
Người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là bố, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam. | TT | Tối đa 3 năm |
*Lưu ý:
- Thẻ tạm trú được cấp có giá trị ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.
- Người có thẻ tạm trú sau khi hết hạn sẽ được xem xét cấp lại thẻ mới.
Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài
Tùy từng đối tượng và từng trường hợp mà hồ sơ xin thẻ tạm trú cho người nước ngoài cũng sẽ khác nhau.
1. Hồ sơ xin thẻ tạm trú cho người có work permit/ giấy miễn work permit
Bảo photo công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư/giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh,… tùy theo loại hình doanh nghiệp;
Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu của doanh nghiệp;
Bản photo công chứng giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động của người nước ngoài còn thời hạn ít nhất 12 tháng;
Đăng ký mẫu dấu và chữ ký lần đầu tại Cục xuất nhập cảnh theo mẫu NA16;
Công văn và đơn xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài theo mẫu NA6;
Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài theo mẫu NA8;
Giấy giới thiệu cho nhân viên đi làm thủ tục xin thẻ tạm trú tại Cục xuất nhập cảnh;
Bản gốc hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 1 năm hoặc 2 năm. Hộ chiếu có visa đúng với mục đích làm việc (ký hiệu LĐ hoặc DN) do công ty bảo lãnh;
Giấy xác nhận đăng ký tạm trú hoặc sổ đăng ký tạm trú của người nước ngoài được công an phường, xã nơi người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam xác nhận;
02 ảnh thẻ kích thước 2*3cm, ảnh chụp trong thời gian gần đây.
2. Hồ sơ xin thẻ tạm trú cho người nước ngoài là vợ/ chồng của người Việt Nam
Giấy đăng ký kết hôn photo công chứng hoặc bản photo hợp pháp hóa lãnh sự ghi chú kết hôn tại Việt Nam đối với trường hợp đăng ký kết hôn ở nước ngoài;
Đơn xin bảo lãnh và cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài theo mẫu NA7;
Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài theo mẫu NA8;
Bản gốc hộ chiếu và visa còn thời hạn tối thiểu 13 tháng, visa nhập cảnh phải đúng mục đích với đề nghị xin thẻ tạm trú;
02 ảnh thẻ kích thước 2*3cm, ảnh chụp gần đây;
Photo công chứng sổ hộ khẩu Việt Nam của vợ/ chồng là người Việt;
Photo công chứng chứng minh nhân dân của vợ/ chồng là người Việt.
3. Hồ sơ xin thẻ tạm trú cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Photo công chứng giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư có ghi rõ phần góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài;
Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu của công ty;
Đăng ký mẫu dấu và chữ ký tại Cục xuất nhập cảnh theo mẫu NA16;
Công văn và đơn xin thẻ tạm trú cho người nước ngoài theo mẫu NA6;
Tờ khai đề nghị xin thẻ tạm trú cho người nước ngoài theo mẫu NA8;
Giấy giới thiệu người đi làm hộ thủ tục xin cấp thẻ tạm trú;
Hộ chiếu và visa bản gốc còn thời hạn tối thiểu 13 tháng;
Giấy xác nhận đăng ký tạm trú hoặc sổ đăng ký tạm trú cho người nước ngoài đã được công an phường, xã nơi người nước ngoài tạm trú ở Việt Nam xác nhận.
02 ảnh thẻ kích thước 2*3cm, ảnh chụp càng gần ngày xin thẻ tạm trú càng tốt.
Thẻ tạm trú cho người nước ngoài thường có thời hạn hiệu lực từ 01 đến 5 năm.
4. Hồ sơ xin thẻ tạm trú cho người nước ngoài có bố/ mẹ là người Việt Nam
Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương chứng minh có bố/ mẹ là người Việt Nam;
Đơn xin bảo lãnh và cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài theo mẫu NA7;
Tờ khai đề nghị xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài theo mẫu NA8;
Bản gốc hộ chiếu kèm visa còn thời hạn ít nhất 13 tháng, visa phải đúng mục đích với thẻ tạm trú;
02 ảnh thẻ khổ 2*3cm, ảnh chụp rõ ràng trong thời gian gần đây.
Bản photo công chứng sổ hộ khẩu Việt Nam của bộ/ mẹ người Việt Nam;
Photo công chứng chứng minh nhân dân của bố hoặc mẹ là người Việt Nam.
Những lưu ý trong việc xin cấp thẻ thẻ tạm cho người nước ngoài trong các trường hợp gia hạn, cấp đổi, chuyển đổi mục đích
– Trường hợp làm thủ tục gia hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài thì hồ sơ chỉ yêu cầu các loại giấy tờ từ A3 đến A8
– Trường hợp cấp lại thẻ tạm trú do mất, hư hỏng, do hộ chiếu được cấp mới thì hồ sơ yêu cầu các loại giấy tờ Từ A3 đến A8 và kèm theo Đơn trình bày về nguyên nhân mất, hư hỏng hoặc thay đổi hộ chiếu, số hộ chiếu;
– Trường hợp chuyển đổi từ visa du lịch sang thẻ tạm trú lao động, đầu tư, thăm thân thì hồ sơ yêu cầu các loại giấy tờ từ A1 đến A8 và kèm theo đơn giải trình, trình bày về việc chuyển đổi mục đích
– Trường hợp chuyển đổi thẻ tạm trú từ du lịch, làm việc sang đầu tư và từ đầu tư sang lao động thì hồ sơ yêu cầu từ A1 đến A8 kèm theo văn bản trình bày về việc chuyển đổi phù hợp.
– Trường hợp thẻ tạm trú chuyển đổi từ công ty này sang công ty khác thì hồ sơ yêu cầu các giấy tờ từ A1 đến A8 kèm theo văn bản nghỉ việc, chấm dứt làm việc ở công ty cũ đối với người lao động và giấy tờ rút vốn, thoái vốn ở công ty cũ …..
Dịch vụ trọn gói cấp visa, thẻ tạm trú cho người nước ngoài
Dịch vụ trọn gói cấp visa cho người nước ngoài
Quy trình dịch vụ làm visa Việt Nam của Legal zone:
Bước 1: Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các giấy tờ cần thiết
Bước 2: Ký hợp đồng dịch vụ và nhận hồ sơ gốc
Bước 3: Hỗ trợ khách hàng xử lý, hoàn thiện các giấy tờ đầy đủ, chính xác theo quy định.
Bước 4: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan lãnh sự
Bước 5: Thay khách hàng theo dõi kết quả visa và xử lý các vấn đề phát sinh
Bước 6: Nhận và gửi visa đến tận tay khách hàng.
Bước 7: Đón khách hàng tại sân bay/ cửa khẩu. Hướng dẫn, hỗ trợ khách làm thủ tục nhập cảnh Việt Nam tại sân bay/ cửa khẩu.
Dịch vụ trọn gói cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài
Quy trình thực hiện dịch vụ của xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Hộ chiếu visa
Bước 1: Tư vấn trực tuyến cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động xin cấp thẻ tạm trú, bao gồm tư vấn những quy định pháp lý liên quan, tư vấn các thủ tục xin cấp thẻ tạm trú, tư vấn chuẩn bị hồ sơ cần thiết, và tư vấn những vấn đề liên quan.
Bước 2: Kiểm tra, đánh giá giấy tờ của khách hàng
– Kiểm tra tài liệu của khách hàng phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc và phù hợp với các quy định pháp lý để có những điều chỉnh phù hợp.
– Dịch thuật các giấy tờ cần thiết.
Bước 3: Hoàn tất các thủ tục xin cấp thẻ tạm trú
– Hoàn thiện hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú
– Đại diện công ty nộp hồ sơ lên Cục quản lý xuất nhập cảnh
Bước 4: Theo dõi và báo kết quả cho khách hàng
Để tránh việc mất thời gian không cần thiết vì không hiểu rõ quy định pháp luật hoặc chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến visa, thẻ tạm cho người nước ngoài, quý khách hãy liên hệ với Legalzone để được hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục trong quá trình chuẩn bị hồ sơ. Ngoài ra với dịch vụ của Legalzone, các trường hợp khó, chưa phù hợp với quy định hoặc cần gia hạn gấp chúng tôi đều có thể xử lý giúp quý khách.
Tại sao khách hàng lại lựa chọn dịch vụ của Công ty chúng tôi?
– Công ty chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn về visa và làm các dịch vụ visa, giấy tờ cho người nước ngoài với trên 50.000 khách hàng đến từ hơn rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau;
– Luật sư, chuyên gia và tư vấn viên của chúng tôi là những chuyên gia chuyên sâu về lĩnh vực xuất nhập cảnh và tư vấn pháp lý cho người nước ngoài nên đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất.
– Công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ visa, thẻ tạm trú Việt Nam và dịch vụ làm giấy tờ cho người nước ngoài tại 63 tỉnh thành phố cho tất cả các doanh nghiệp, cá nhân người nước ngoài.
– Về việc thanh toán phí dịch vụ chúng tôi xuất mọi loại hóa đơn chứng từ thuế hợp pháp cho khách hàng theo đúng nội dung khách hàng sử dụng trọn gói dịch vụ, để thuận tiện cho khách hàng làm thủ tục thanh quyết toán thuế với doanh nghiệp và với Cơ quan quản lý thuế.
Mong nhận được sự hợp tác từ phía khách hàng!
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Giám đốc phụ trách: 0888889276
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Hệ thống: Thủ tục pháp luật
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Facebook Luật sư Việt Nam:https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký