Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước và giải pháp khắc phục
Ô nhiễm môi trường nước đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt của con người ngày càng cạn kiệt. Legalzone xin gửi đến bạn đọc giải đáp thắc mắc về Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước và giải pháp khắc phục
Khái niệm ô nhiễm môi trường nước là gì?
Ô nhiễm môi trường nước có tên gọi bằng tiếng Anh là Water pollution; dùng để chỉ hiện tượng nguồn nước (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm) bị nhiễm bẩn; thay đổi thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu; trong nước có các chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống; sức khỏe người và hệ sinh vật.
Biểu hiện ô nhiễm môi trường nước thường thấy nhất là nước có màu lạ (màu vàng; màu đen; màu nâu đỏ;…); mùi lạ (mùi tanh hôi; thối nồng nặc; mùi thum thủm;…) và xuất hiện váng; nổi bọt khí; có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết.
Xem thêm: https://lsu.vn/dich-vu-moi-truong/
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới rất đáng báo động. Cụ thể:
- Vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên thế giới hiện nay không chỉ xảy ra ở đới ôn hòa; mà còn có trên đới nóng; đới lạnh; tức là bao trùm khắp các châu lục. Theo báo cáo ô nhiễm môi trường nước của UNEP; có tới 60% dòng sông của châu Á – Âu – Phi bị ô nhiễm sinh vật và ô nhiễm hữu cơ.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam cũng không chỉ xảy ra ở nông thôn; mà ô nhiễm nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; các tỉnh lân cận cũng rất nghiêm trọng.
Ví dụ dẫn chứng về ô nhiễm môi trường nước ở nước ta hiện nay tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh:
- Tại Thành phố Hà Nội: Khoảng 350 – 400 nghìn m3 nước thải và hơn 1.000m3 rác thải xả ra mỗi ngày; nhưng chỉ 10% được xử lý; số còn lại xả trực tiếp vào sông ngòi gây ô nhiễm nước khiến cá chết hàng loạt ở Hồ Tây; mức độ ô nhiễm rộng khắp 6 quận (Ba Đình; Hoàn Kiếm; Đống Đa; Hai Bà Trưng; Cầu Giấy; Tây Hồ).
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm công nghiệp Thanh Lương; có tới khoảng 500.000m3 nước thải/ngày từ các nhà máy bột giặt; giấy; nhuộm.
Những số liệu về ô nhiễm môi trường nước được dẫn chứng ở trên sẽ không ngừng gia tăng mỗi ngày nếu chúng ta không nhanh chóng xác định nguyên nhân và có biện pháp giảm thiểu; loại trừ.
Xem thêm: Vai trò của môi trường, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nguồn nước do quá trình tăng dân số
Dễ hiểu sự bùng nổ dân số trở thành nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước. Khi con người ngày càng nhiều trên trái đất dân số tăng vọt kéo theo rất nhiều hệ lụy liên quan tới nhu cầu ăn uống; sinh hoạt; đi lại; xây dựng; sản xuất nông nghiệp; công nghiệp.
Tất cả các hoạt động trong đời sống đều không thể thiếu nhân tố nước. Do đó; con người với một loạt các hoạt động phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường tự nhiên nói chung; môi trường nước nói riêng. Vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập chi tiết hơn trong nội dung phần tiếp theo của bài viết.
Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt
Hiện nay; các phương tiện thông tin đại chúng đề cập ngày càng nhiều tới vấn đề rác thải nhựa trong sinh hoạt. Vấn nạn này đã; đang và không ngừng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Vậy rác thải nhựa là do đâu? Do chính lối sống sinh hoạt; thói quen tiêu thụ quá nhiều đồ nhựa của con người.
Nhận thức được việc rác thải nhựa là mối đe dọa của toàn nhân loại; những năm trở lại đây; nhiều người đã có ý thức hơn trong việc sử dụng đồ nhựa và tiết giản đồ đạc. Xu hướng sống xanh và bảo vệ môi trường năm 2021 cũng như việc giữ gìn sức khỏe của công đồng được đề cao hơn bao giờ hết.
Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế
Ở Việt Nam; các con số thống kê hiện nay cho thấy đa số các bệnh viện và cơ sở y tế trên cả nước đều chưa có được hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt yêu cầu.
Bạn hãy tưởng tượng rằng: Với lượng bệnh nhân rất lớn được tiếp nhận tại các bệnh viện cùng các biện pháp xử lý khám chữa bệnh và dịch vụ y tế. Nếu các cơ sở này không có phương hướng rác thải dụng cụ; thiết bị y tế đúng cách thì quả là mối nguy với môi trường.
Ô nhiễm do các điều kiện của tự nhiên
Lũ lụt; gió bão; tuyết tan; hạn hán;… là những tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước trên trái đất. Chắc hẳn điều này ai trong chúng ta cũng đều cảm nhận được.
Song song với những tác nhân gây ô nhiễm này thì hiện tượng động thực vật chết cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước trong tự nhiên. Cụ thể như: Ao; hồ; sông; suối; nguồn nước ngầm; nước mưa và cả nước biển nữa cũng đều bị ảnh hưởng.
Có thể nói đây là một trong 7 nguyên nhân ô nhiễm nước quan trọng nhất!
Xem thêm:
Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước đầu tiên bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt; chăn nuôi. Theo đó; các loại thức ăn thừa không qua xử lý; phân và nước tiểu của vật nuôi xả trực tiếp ra ngoài chính là những tác nhân dễ dàng nhận thấy nhất.
Bên cạnh đó; trong quá trình sản xuất nông nghiệp; việc người sân sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật; thuốc trừ sâu; diệt cỏ;… vượt quá liều lượng được khuyến cáo cũng chính là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm do hóa chất bị tồn dư.
Thậm chí; một số bà con nông dân còn sử dụng những loại hóa chất bị cấm như thuốc trừ sâu Monitor; Thiodol;… điều này không chỉ dẫn đến ô nhiễm nước mà còn vô cùng độc hại cho người sử dụng; nhất là khi không được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động.
Ngoài ra; việc cất giữ; bảo quản thuốc không đúng cách; bày ở khắp nơi trong nhà cũng khiến nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm độc. Hoặc; việc vứt bỏ các vỏ chai đựng hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng bừa bãi xuống bờ ruộng; kênh rạch cũng là yếu tố nguy cơ.
Ô nhiễm nguồn nước là mặt trái của quá trình sản xuất công nghiệp
Nước thải và rác thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp phần lớn đều được xả trực tiếp ra ao; hồ; sông suối mà chưa qua xử lý. Do đó; đây cũng chính là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất.
Trong nước thải công nghiệp có rất nhiều các anion gây ô nhiễm môi trường nước là Cl-; SO42-; PO43; Na+; K+ và vô số các hợp chất kim loại nặng mang độc tính cao như Hg; Pb; Cd; As; Sb; Cr; F… chúng sẽ hòa tan trong nước; khiến nguồn nước bị thay đổi tính chất theo chiều hướng có hại.
Ô nhiễm môi trường nước nguyên nhân ở khía cạnh công nghiệp còn do sự nhận thức; ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư; một số cơ quan; tổ chức và cộng động dân cư còn hạn chế; chỉ chú trọng vào lợi ích kinh tế trong khi xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh; vì thế tình trạng nước nhiễm bẩn là điều đương nhiên.
Ô nhiễm nguồn nước do quá trình đô thị hóa
Trong 7 nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước được đề cập trong bài viết; không thể không kể đến yếu tố đô thị hóa. Sự đô thị hóa là quá trình tất yếu của phát triển xã hội. Bất cứ quốc gia nào trên con đường phát triển cũng phải trải qua và sống chung với điều này.
Đất đai quy hoạch thành chung cư; tòa nhà cao ốc; cây cối bị chặt để xây nhà; xây đường; cầu vượt. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã tháo gỡ bộ mặt của tự nhiên và thay vào đó là sự sầm uất; biểu hiện của cuộc sống hiện đại; của kinh tế phát triển.
Đô thị hóa là cần thiết nhưng ý thức của người sống trong đô thị cũng cần văn minh như chính những gì mà họ tạo dựng. Việc tiêu thụ quá nhiều; xả rác bừa bãi và không có ý thức với môi trường sẽ dần hủy hoại cuộc sống của chính con người.
Tóm lại; ô nhiễm nguồn nước không còn là vấn đề mới nhưng chưa giờ cũ. Chúng ta vừa trải qua năm đầu tiên của thập niên mới 2020 với những biến động khôn lường từ dịch bệnh; thiên tai.
Những điều mà tự nhiên ban trả lại con người không phải ngẫu nhiên mà chính hệ quả khó tránh khỏi của việc khai thác; tiêu thụ quá mức mà không biết gây dựng. Ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung; bảo vệ nguồn nước nói riêng là điều cấp bách và duy nhất để con người cải thiện chất lượng cuộc sống.
Xem thêm: Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước
Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước
Lượng nước thải công nghiệp; nước thải sinh hoạt; các hóa chất tồn đọng được xả ra ao; hồ; sông suối; biển cả sẽ làm môi trường sống của các sinh vật dưới nước bị thay đổi theo hướng ngày một tồi tệ hơn.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước là hàng loạt tôm cá và những sinh vật dưới biển chậm phát triển. Khi mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép; chúng sẽ không thể thích nghi được; dẫn đến cái chết hàng loạt; làm tài nguyên biển; cũng như hệ sinh thái dưới nước bị suy kiệt. Nếu ăn cá bị nhiễm độc; sức khỏe con người cũng bị đe dọa.
Tác hại của ô nhiễm môi trường nước đối với thực vật
Không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh vật sống dưới nước mà một trong những tác hại của ô nhiễm nước còn ảnh hưởng đến đời sống của hệ thực vật trên cạn.
Cụ thể; dùng nước bị ô nhiễm để tưới tiêu cho cây trồng; hoa màu sẽ khiến chúng bị còi cọc; chậm phát triển. Nếu mức độ nhiễm bẩn của nước quá lớn còn làm thực vật bị chất hàng loạt; đất đai ngày càng bị cằn cỗi; dễ xói mòn.
Ô nhiễm nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước
Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước là làm biến đổi chất lượng nguồn nước; bao gồm cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Điều này khiến nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày; vệ sinh cá nhất; phục vụ nông nghiệp và công nghiệp rơi vào tình trạng khan hiếm. Đây chính là một thảm họa vô cùng lớn đối với toàn thể nhân loại.
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước
Cần nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân
Đây có thể coi là yếu tố quyết định tới việc cải thiện và bảo vệ nguồn nước trong tự nhiên. Đa số người dân đều cho rằng việc thiếu ý thức với môi trường mình làm chỉ là “muối bỏ biển” và tác động rất nhỏ đến môi trường.
Tuy nhiên; có một bài toán mà thực tế chúng ta đang phải đối mặt; đó là tình trạng rác thải nhựa khổng lồ trên biển là một minh chứng sống. Mọi quy tụ rác thải đều đổ về biển; đại dương; ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và các sinh vật biển.
Vì vậy; giáo dục ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với các thế hệ tương lai là vấn đề then chốt và cần thiết. Làm sao để người dân thay đổi suy nghĩ đó; thay đổi thói quen đó thì mọi vấn đề liên quan tới môi trường đều có thể được giải quyết. Cần tăng cường tuyên tuyên truyền; giáo dục nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường nước từ những hành động đơn giản như vứt rác đúng nơi quy định; lên án với những hành vi xả rác bừa bãi.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường
Trong 7 nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục đã đề cập; có rất nhiều yếu tố nhưng mấu chốt vẫn là ý thức cá nhân; tập thể; tổ chức. Do đó; để khắc phục ý thức của người dân; cần có những biện pháp răn đe kịp thời mới thực sự hiệu quả.
Phương pháp; cách làm phải thực sự nghiêm túc; công bằng và hiệu quả. Tránh hiện tượng bao che; xúi giục đối với những hành động sai trái. Chính vì vậy hệ thống pháp luật là yếu tố nòng cốt của mọi vấn đề.
Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại khu dân cư và kể cả các khu công nghiệp; nông nghiệp.
Để làm được điều này cần có sự kết hợp của 3 hệ thống đó là: Nhà nước; doanh nghiệp và người dân. Nhà nước là người đầu tư; doanh nghiệp là đơn vị thi công và người dân là người sử dụng
- Tăng cường công tác kiểm tra; giám sát hoạt động xả thải tại các khu công nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm.
- Các nhà máy; xí nghiệp cần xây bể xử lý nguồn nước thải thay vì xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài cũng là biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước hiệu quả.
- Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng thêm những hệ thống xử lý nước thải; rác thải đạt chuẩn. Tích cực đầu tư nghiên cứu để tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước hiệu quả hơn.
- Khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách xây dựng hầm cầu tự hoại; hầm biogas cải tiến để xử lý nước thải; tránh xả trực tiếp phân và nước tiểu trong chăn nuôi ra môi trường.
- Cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp bằng cách dùng phương pháp tự nhiên để tạo dinh dưỡng cho đất; kết hợp sử dụng cây trồng kháng sâu bệnh tốt để hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại.
Sử dụng các giải pháp xử lý nước ô nhiễm
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách có thể sử dụng các nguồn năng lượng sạch để thay thế và áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Ví dụ như năng lượng mặt trời; năng lượng gió…Đây là một giải pháp an toàn có thể hạn chế được nguồn rác thải và nước thải độc hại.
Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước và giải pháp khắc phục . Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn.
Xin cảm ơn
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 0936 037 464
Email: [email protected]
Website: https://lsu.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603; Sảnh A3; Toà nhà Ecolife; 58 Tố Hữu; Trung Văn; Nam Từ Liêm; Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultancy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultancy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultancy
Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Hồ sơ, thủ tục chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam
- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
- Thủ tục đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
- Hồ sơ, thủ tục để vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới
- Đăng ký môi trường và những điều cần biết về đăng ký môi trường
- Các quy định của pháp luật về giấy phép môi trường
- Quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường
- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký