Hồ sơ môi trường - Công ty luật Legalzone
Đối với các dự án cũng như hoạt động cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để được chính thức đi vào xây dựng thì các doanh nghiệp cần có đầy đủ các hồ sơ môi trường quy định pháp luật. Vậy hồ sơ môi trường là gì? Bài viết dưới đây, Legalzone sẽ khái quát cụ thể về hồ sơ môi trường dành cho doanh nghiệp như sau:
Hồ sơ môi trường
1. Khái niệm
Hồ sơ môi trường là các hồ sơ liên quan đến các vấn đề môi trường của các doanh nghiệp, được thực hiện theo quy định của pháp luật. Các hồ sơ môi trường được lập ra để giám sát, quản lý các doanh nghiệp, cơ sở thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo vệ môi trường như đã cam kết
2. Quy định về hồ sơ môi trường
2.1 Hồ sơ môi trường cho các doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động
Đối với những doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động, trước khi nhập máy móc, thiết bị về thì cần tiến hành thực hiện một trong các hồ sơ theo Điều 31 Luật bảo vệ môi trường 2020 sau:
- Thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM): được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi; hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
- Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường. Thực hiện đối với những dự án của các doanh nghiệp; cơ sở có quy mô sản xuất lớn được quy định tại khoản 1 Điều 30 LBVMT 2020.
- Kế hoạch bảo vệ môi trường (Cam kết bảo vệ môi trường): thực hiện đối với những dự án có quy mô nhỏ hơn; không thuộc trong Phụ lục II và IV của Nghị định 18-2015/NĐ-CP.
2.2 Hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp đã đi vào hoạt động
Sau khi đi vào hoạt động, các cơ sở, các doanh nghiệp chưa tiến hành lập một trong hai hồ sơ: Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường (Kế hoạch BVMT) thì phải tiến hành lập một trong hai hồ sơ sau:
- Đề án bảo vệ môi trường chi tiết (Đề án BVMT chi tiết): được áp dụng đối với những cơ sở đã đi vào hoạt động mà chưa lập hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Và áp dụng cho doanh nghiệp có công suất, quy mô, tính chất ngành nghề tương tự đối với các dự án phải lập ĐTM. Có thể nói là hồ sơ “chữa cháy” cho ĐTM, thay thế ho ĐTM.
- Đề án bảo vệ môi trường đơn giản (Đề án BVMT đơn giản): được áp dụng đối với những cơ sở đã đi vào hoạt động mà chưa lập hồ sơ Kế hoạch BVMT (hay cam kết bảo vệ môi trường). Và có công suất, quy mô, ngành nghề tương tự đối với các dự án phải lập Kế hoạch BVMT.
2.3 Các hồ sơ môi trường khác trong quá trình hoạt động
Ngoài các hồ sơ trên, các doanh nghiệp cần phải thực hiện các hồ sơ bổ sung như sau:
- Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ (tên gọi cũ là Báo cáo giám sát môi trường định kỳ): các doanh nghiệp cần đo đạc và giám sát môi trường định kỳ theo như những gì đã cam kết trong ĐTM, Kế hoạch BVMT hoặc Đề án BVMT. Và báo cáo lên cơ quan nhà nước. Có thể là Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu công nghiệp hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường, theo quy định. Tùy từng khu vực mà báo cáo này có thể lập 4 lần/năm, 2 lần/năm hoặc 1 lần/năm theo quy định tại Điều 106 đến điều 113 Luật bảo vệ môi trường 2020.
- Hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải: được thực hiện đối với tất cả các doanh nghiệp; cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp không cần thiết phải đăng ký Sổ chủ nguồn thải quy định trong Nghị định 38/2015/NĐ-CP.
Giấy phép xả thải:
- Được thực hiện đối với những doanh nghiệp có phát sinh nước thải; xả thải ra môi trường. Giấy phép xả thải được làm sau khi đã hoàn thành xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn.
- Hồ sơ khai thác nước ngầm: được thực hiện đối với những doanh nghiệp; cơ sở có nhu cầu sử dụng; khai thác nguồn nước ngầm; để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Báo cáo kết quả thực hiện các công trình, và biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (hay còn gọi là Báo cáo hoàn thành ĐTM):
- Khi nào doanh nghiệp cần phải thực hiện Báo cáo hoàn thành ĐTM? Là sau khi đã hoàn thành xong hồ sơ; nhận quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Mục đích của loại hồ sơ này là để xác nhận việc đã thực hiện các nội dung; yêu cầu như đã cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động đến môi trường.
Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết (Báo cáo hoàn thành Đề án chi tiết BVMT):
- Nhận quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết BVMT; thì doanh nghiệp cần hoàn thành các nội dung đã cam kết.
- Để xác nhận việc đã hoàn tất các cam kết; thì doanh nghiệp cần phải thực hiện Báo cáo hoàn thành Đề án chi tiết BVMT.
3. Kết luận
Trên đây, là toàn bộ nhưng phân tích của Legalzone về vấn đề “ hồ sơ môi trường của doanh nghiệp”. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Legalzone để được giải đáp.
Liên hệ Legalzone:
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline:0936037464
Tham khảo các mẫu tài liệu liên quan:
1. Mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ mới nhất : xem tại đây
2. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng: Xem tại đây
3. Mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ: Xem tại đây
4. Mẫu báo cáo giám sát môi trường: xem tại đây
5. Đề án môi trường đơn giản: xem tại đây
6. Đề án môi trường: Xem tại đây
7. Đề án môi trường mẫu: xem tại đây
8. Mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường mới nhất: Xem tại đây
9. Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường: Xem tại đây
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký