Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Thủ tục phá sản doanh nghiệp 2022 nhanh nhất, chính xác nhất

Thủ tục phá sản doanh nghiệp 2022 nhanh nhất, chính xác nhất

Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents
    Phá sản doanh nghiệp là điều mà không có bất kỳ doanh nghiệp nào mong muốn. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp khá đơn giản nhưng đối với thủ tục phá sản doanh nghiệp thì lại rất phức tạp. Hôm nay, Công ty Legalzone xin gửi quý vị thông tin về Thủ tục phá sản doanh nghiệp 2022 nhanh nhất, chính xác nhất.

    Phá sản là gì?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 thì phá sản là tình trạng của doanh nghiệp; hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định “tuyên bố” phá sản.

    Doanh nghiệp; hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp; hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán (khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp).

    Quy định pháp luật về phá sản công ty

    Quy định quyền; nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản

    Theo Điều 5 Luật Phá sản 2014; người có quyền; nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản gồm:

    Chủ nợ không có bảo đảm; chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền NỘP ĐƠN yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp; hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

    Người lao động; công đoàn cơ sở; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sảnkhi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương; các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp; hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

    Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp; hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

    Chủ doanh nghiệp tư nhân; Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần; Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

    Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán.

    Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

    Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

    Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp; hợp tác xã bị phá sản

    Khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản 2014; thứ tự phân chia “tài sản” khi Thẩm phán ra quyết định “tuyên bố phá sản” như sau:

    Chi phí phá sản;

    Khoản nợ lương; trợ cấp thôi việc; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế đối với người lao động; quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

    Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hợp tác xã;

    Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

    Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp; hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

    Thành viên hợp tác xã; hợp tác xã thành viên;

    Chủ doanh nghiệp tư nhân;

    Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH);

    Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; cổ đông của công ty cổ phần;

    Thành viên của Công ty hợp danh.

    Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán các chi phí theo quy định thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

    Những giao dịch không có giá trị khi doanh nghiệp phá sản

    Theo Điều 59 Luật Phá sản 2014; Giao dịch của doanh nghiệp; hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;

    Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp; hợp tác xã;

    Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;

    Tặng cho tài sản;

    Giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hợp tác xã;

    Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp; hợp tác xã.

    Giao dịch của doanh nghiệp; hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định trên được thực hiện với những người liên quan trong thời gian 18 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản thì bị coi là vô hiệu. Những người liên quan bao gồm:

    Công ty mẹ; người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đối với công ty con;

    Công ty con đối với công ty mẹ; doanh nghiệp do hợp tác xã thành lập đối với hợp tác xã;

    Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý doanh nghiệp; hợp tác xã đối với hoạt động của doanh nghiệp; hợp tác xã đó;

    Người quản lý doanh nghiệp; hợp tác xã đối với doanh nghiệp; hợp tác xã;

    Vợ; chồng; cha đẻ; cha nuôi; mẹ đẻ; mẹ nuôi; con đẻ; con nuôi; anh; chị; em ruột của người quản lý doanh nghiệp; hợp tác xã hoặc của thành viên; cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;

    Cá nhân được ủy quyền đại diện cho những người được nêu trên;

    Doanh nghiệp trong đó những người quy định liệt kê trên có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó;

    Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp; cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.

    Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói

    Thủ tục phá sản doanh nghiệp; hợp tác xã

    Trình tự thủ tục phá sản của hợp tác xã; doanh nghiệp

    Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

    Chủ thể có quyền; nghĩa vụ liên quan nộp đơn và tài liệu; chứng cứ kèm theo trực tiếp tại Tòa án nhân dân hoặc gửi qua đường bưu điện đến Tòa án nhân dân.

    Bước 2: Tòa án xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

    Sau khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; Tòa án xem xét đơn; nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản. Nếu đơn chưa hợp lệ thì Tòa án yêu cầu sửa đổi; bổ sung.

    Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác.

    Trả lại đơn nếu thuộc trường hợp trả lại đơn trong quy định của Luật phá sản.

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ; doanh nghiệp; hợp tác xã mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án để các bên thương lượng việc rút đơn. Tòa án ấn định thời gian thương lượng cho các bên nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ:

    Trường hợp các bên đã thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn thì Tòa án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

    Trường hợp thương lượng không thành hoặc hết thời hạn thương lượng mà các bên không tiến hành thương lượng thì Tòa án nhân dân thông báo cho người nộp đơn nộp lệ phí phá sản; tạm ứng chi phí phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản.

    Bước 3: Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

    Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản; biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.

    Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản; tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.

    Bước 4: Mở thủ tục phá sản

    Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản; trừ trường hợp quy định tại Điều 105 của Luật này.

    Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp; hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

    Trường hợp cần thiết; trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản; Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp; hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản; cá nhân; tổ chức có liên quan để xem xét; kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp; hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

    Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản; có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như TUYÊN BỐ giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng;…

    Đặc biệt sẽ tiến hành kiểm kê lại tài sản; lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ;…

    Bước 5: Triệu tập hội nghị chủ nợ

    Hội nghị chủ nợ

    Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ; trừ trường hợp không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ theo quy định tại Điều 105 của Luật Phá sản;

    Hội nghị chủ nợ sẽ được tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho lơn hơn hoặc bằng 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáo ứng điều kiện thì Thẩm phán sẽ hoãn hội nghị và tổ chức lại trong vòng 30 ngày sau.

    Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:

    • Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
    • Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;
    • Đề nghị tuyên bố phá sản.

    Bước 6: Phụ hồi doanh nghiệp

    • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp; hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán; chủ nợ; Quản tài viên; doanh nghiệp quản lý; thanh lý tài sản cho ý kiến;
    • Thẩm phán sẽ tổng hợp ý kiến về phương án phục hồi của các bên và đưa ra hội nghị chủ nợ để xem xét thông qua.

    Bước 7: Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp; hợp tác xã bị phá sản

    Khi doanh nghiệp; hợp tác xã không thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn không có khả năng thanh toán; Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

    Bước 8: Thi hành Quyết định tuyên bố phá doanh nghiệp; hợp tác xã bị phá sản

    • Thanh lý tài sản phá sản;
    • Phân chia tiền thu được tư việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

    Lệ phí; chi phí phá sản

    Lệ phí phải nộp khi thực hiện thủ tục phá sản

    Khi công ty yêu cầu mở thủ tục phá sản thì lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện hành là 1;500;000 đồng (Danh mục Án phí; lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14).

    Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án; không phải chịu lệ phí Tòa án:

    • Người lao động; công đoàn cơ sở; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn thanh toán.
    • Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp; hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền; tài sản khác để nộp lệ phí phá sản; tạm ứng chi phí phá sản.

    Xem thêm: Tư vấn thường xuyên cho Doanh nghiệp

    Dịch vụ luật sư doanh nghiệp của Legalzone

    • Tư vấn các trường hợp doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng phá sản;
    • Tư vấn; cách thức tiến hành họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông công ty về việc giải thể doanh nghiệp;
    • Tư vấn các thức ra quyết định về việc giải thể;
    • Tư vấn gửi thông báo giải thể đến các tổ chức; cá nhân có liên quan: chủ nợ; người có quyền và lợi ích liên quan; người lao động;…
    • Tư vấn; soạn thảo văn bản; đơn từ liên quan đến thủ tục phá sản;
    • Hoàn thiện hồ sơ liên quan đến thủ tục phá sản doanh nghiệp;
    • Tư vấn thủ tục thực hiện phá sản cho doanh nghiệp;
    • Tư vấn cách thức tiến hành hội nghị chủ nợ;
    • Tư vấn các biện pháp bảo toàn tài sản cho doanh nghiệp;
    • Tư vấn phương án phục hồi kinh doanh;
    • Tư vấn thủ tục thanh lý tài sản
    • Đại diện cho doanh nghiệp trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền liên quan đến thủ tục phá sản;

    Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về Thủ tục phá sản doanh nghiệp 2022 nhanh nhất, chính xác nhất. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn.

    Xin cảm ơn!

    Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

    LEGALZONE COMPANY

    Hotline tư vấn:  0936 037 464

    Email: [email protected]

    Website: https://lsu.vn/

    Địa chỉ: Phòng 1603; Sảnh A3; Toà nhà Ecolife; 58 Tố Hữu; Trung Văn; Nam Từ

    Liêm; Hà Nội

    ———————————-

    Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultancy

    Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultancy

    Tư vấn pháp lý/ Legal consultancy

    Facebook Luật sư Việt Nam: https://www.facebook.com/lsu.vn

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký