Công bố chất lượng sản phẩm
Thế nào là công bố chất lượng sản phẩm? Lợi ích và trách nhiệm của doanh nghiệp khi thực hiện công bố là gì? Làm thế nào để thực hiện công bố chất lượng sản phẩm thành công? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết ngay sau đây của LegalZone, đừng bỏ qua nhé.
Công bố chất lượng sản phẩm là gì?
Công bố chất lượng sản phẩm là việc các doanh nghiệp cần phải làm trước khi đưa sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm sản xuất trong nước lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam. Nói cách khác, công bố chất lượng sản phẩm chính là việc các doanh nghiệp cần phải làm để có trong tay giấy phép lưu hành sản phẩm. Hiện nay thủ tục công bố chất lượng sản phẩm là bắt buộc, nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt, chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Để có thể thực hiện công bố chất lượng sản phẩm thành công, tổ chức, cá nhân sẽ phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ việc tìm hiểu thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ, làm việc với cơ quan chức năng nhà nước. Do vậy đây là việc làm hết sức phức tạp, là nỗi ám ảnh của rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty mới bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Lợi ích trách nghiệm khi thực hiện công bố chất lượng sản phẩm
Mục đích của việc bắt buộc các sản phẩm phải được thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi tiêu thụ trên thị trường giúp bảo về quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng và cơ quản chức năng dễ dàng kiểm soát. Đối với các doanh nghiệp, việc thực hiện công bố không chỉ dùng lại ở trách nhiệm và nó còn tạo ra rất nhiều cơ hội cho hoạt động kinh doanh.
Trách nghiệm của doanh nghiệp sau khi công bố chất lượng sản phẩm
Sau khi thực hiện công bố chất lượng sản phẩm, các tổ chức cá nhân sẽ phải đảm bảo chất lượng của các sản phẩm này ổn định, đúng như những gì đã trình báo lên cơ quan nhà nước. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng của sản phẩm khi có bất cứ sai sót gì xảy đến.
Lợi ích nhận được khi doanh nghiệp thực hiện công bố chất lượng sản phẩm
Việc công bố chất lượng sản phẩm không chỉ để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng mà còn thúc đẩy hoạt động kinh doanh tốt hơn. Các sản phẩm khi được công bố sẽ nhận được sự chú ý nhiều hơn, tạo được niềm tin, khách hàng sẽ yên tâm khi lựa chọn và sử dụng.
Hơn nữa đây cũng là một lợi thế rất lớn trong cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại mà chưa được công bố bởi giữa 2 sản phẩm này thì sản phẩm được công bố với cơ quan nhà nước chắc chắn sẽ đảm bảo hơn. Từ đó doanh số bán hàng ngày càng tăng, lợi nhuận thu về hơn cả mong đợi.
Những sản phẩm nào cần phải thực hiện công bố?
Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hiện có 2 hình thức là tự công bố và công bố. Và tùy theo từng đối tượng sản phẩm mà doanh nghiệp thực hiện công bố hoặc tự công bố sản phẩm theo quy định của Nhà nước.
Đối tượng cần đăng ký bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm?
Theo điều 6 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, đối tượng cần đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm bao gồm:
- Công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm dinh dưỡng y học
- Sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi
- Phụ gia sản phẩm có công dụng mới hoặc không nằm trong nhóm phụ gia được phép sử dụng, không đúng đối tượng theo quy định của Bộ y tế.
Đối tượng tự công bố
Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 02/02/2018, đối tượng nằm trong danh sách tự công bố chất lượng sản phẩm như sau:
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
- Các loại phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
- Dụng cụ chứa/ bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- Sản phẩm chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất sử dụng trong nội bộ, không tiêu thụ ra thị trường bên ngoài được miễn thực hiện tự công bố
Hướng dẫn làm thủ tục công bố chất lượng sản phẩm
Tương ứng với 2 hình thức công bố chất lượng sản phẩm thì quy trình và hồ sơ để thực hiện công bố cũng khác nhau. Sau đây chúng tôi xin đưa ra quy trình thực hiện và thành phần hồ sơ chung dành cho tất cả sản phẩm thuộc nhóm đăng ký bản công bố và tự công bố.
Thủ tục công bố, tự công bố sản phẩm
Đăng ký bản công bố sản phẩm |
Tự công bố sản phẩm |
|
Hồ sơ |
Bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 02
Giấy chứng nhận lưu hành từ do/ Giấy chứng xuất khẩu/ Giấy chứng nhận y tế cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu sản phẩm (đối với sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc các thành phần có trong sản phẩm Giấy chứng nhận cơ thực hành tốt sản xuất hoặc giấy chứng nhận tương đương |
1. Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu 01 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
2. Phiếu kết quả kiểm nghiệm chất lượng của sản phẩm được trong vòng 12 tháng tính từ ngày kiểm nghiệm đến ngày nộp hồ sơ. |
Quy trình thực hiện |
B1: Lập chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm, đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm phù hợp quy định. Chuẩn bị bộ hồ sơ với đầy đủ tài liệu
B2: Nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đóng phí và lệ phí đầy đủ B3: Cơ quan nhà nước tiếp nhận và thẩm định hồ sơ về tính hợp lệ và hợp pháp của mỗi tài liệu B4: Tổ chức, cá nhân theo dõi quá trình thẩm định, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm định B5: Nhận giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm từ cơ quan nhà nước B6: Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng của các sản phẩm đó. |
B1: Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng hay các trang điện tử hoặc niêm yết công khai trực tiếp tại trụ sở. Đồng thời gửi 01 bộ hồ sơ lên cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được chỉ định bởi Ủy ban nhân dân tỉnh/ Thành phố trực thuộc trung ương
B2: Bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm về tính an toàn của sản phẩm đó B3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, lưu trữ hồ sơ sau đó đăng tải trên trang thông tin điện tử của họ. |
Trong những sản phẩm bắt buộc phải thực hiện công bố chất lượng trước khi tiêu thụ trên thị trường được chia thành 3 nhóm sản phẩm chính đó là thực phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Trong đó, ngoài những thành phần hồ sơ chung ứng với từng hình thức bảng công bố chất lượng sản phẩm thì mỗi nhóm sản phẩm này còn cần phải có thêm tài liệu khác nữa. Bộ hồ sơ công bố đầy đủ để nộp lên cơ quan nhà nước của mỗi nhóm sản phẩm trên bao gồm:
Công bố thực phẩm
- Bản công bố theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
- Bản kê khai thông tin chi tiết về sản phẩm
- Kế hoạch giám sát định kỳ
- Mẫu sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ
- Nội dung nhãn phụ sản phẩm
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh đối với các sản phẩm lần đầu tiên được nhập về Việt Nam
- Giấy phép kinh doanh. Để có được giấy phép, nếu là thương nhân nhập khẩu từ nước ngoài phải có ngành nghề kinh doanh thực phẩm: đồ uống, sữa và sản phẩm từ sữa, thực phẩm chức năng. Nếu là công ty sản xuất thì phải có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm cùng chi tiết cụ thể sản phẩm sẽ được công bố theo dự kiến.
- Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh đã đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Công bố mỹ phẩm
Công bố mỹ phẩm gọi chính xác phải là đăng ký lưu hành mỹ phẩm. Không giống như những sản phẩm thông thường, việc đăng ký lưu hành mỹ phẩm hiện nay bắt buộc phải thực hiện bằng hình thức online. Thành phần hồ sơ và quy trình đăng ký lưu hành mỹ phẩm như sau:
Thành phần hồ sơ
- Phiếu đăng ký lưu hành mỹ phẩm
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy ủy quyền của nhà sản xuất/ chủ sở hữu sản phẩm
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu)
- Bản thông tin và công thức thành phần của sản phẩm
- Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp thử
- Tài liệu khoa học chứng minh công dụng đặc biệt của sản phẩm
- Tài liệu nghiên cứu độ ổn định của sản phẩm
- Cam kết về công thức không chứa chất cấm và tuân thử etheo giới hạn hàm lượng các chất bị hạn chế theo công thức đã công bố
Quy trình thực hiện
- Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục công bố mỹ phẩm theo quy định
- Tiến hành đăng ký tạo tài khoản trên hệ thống cấp số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm sau đó nộp hồ sơ online
- Sau khi tổ chức, cá nhân xác nhận nộp hồ sơ, hồ sơ sẽ được chuyển đến chuyên viên kiểm tra để thẩm định về tính hợp lệ và hợp pháp. Nếu hồ sơ đủ điều kiện sẽ có thông báo trả kết quả
- Tổ chức, cá nhân nhận kết quả công bố lưu hành mỹ phẩm
Công bố thực phẩm chức năng
- Bản đăng ký công bố thực phẩm chức năng được soạn theo Mẫu số 02 Nghị định 38/2012/NĐ-CP
- Bản kê khai thông tin sản phẩm soạn theo Mẫu số 03b Nghị định 38/2012/NĐ-CP
- Giấy chứng nhận sản phẩm lưu hành tự do
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm chức năng có đầy đủ chỉ tiêu kiểm nghiệm bắt buộc theo từng sản phẩm theo quy định, thời gian trong vòng 12 tháng kể từ ngày kiểm nghiệm đến ngày nộp hồ sơ công bố
- Bản kế hoạch giám sát định kỳ
- Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt;
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh
- Tài liệu khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc công dụng của mỗi thành phần tạo nên sản phẩm.
Có nên lựa chọn dịch vụ công bố chất lượng sản phẩmtrọn gói hay không?
Hiện nay, các công ty, cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài liên tục được thành lập, đồng nghĩa với nhu cầu thực hiện công bố sản phẩm cũng ngày càng tăng cao. Chính vì vậy các đơn vị dịch vụ công bố sản phẩm trọn gói cũng xuất hiện ngày càng dày đặc trên khắp cả nước, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. HCM.
Lợi ích của việc chọn dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm
Với dịch vụ công bố, quý khách sẽ nhận được rất nhiều lợi ích sau đây:
- Tư vấn toàn bộ vấn đề pháp lý liên quan đến mỗi sản phẩm
- Hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị các tài liệu pháp lý, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đầy đủ, chính xác nhất
- Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ và đóng phí lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hồ sơ nhanh chóng được chấp thuận
- Nhận kết quả và trả kết quả cho khách hàng
Dịch vụ công bố sản phẩm là giải pháp hữu hiệu dành đối với tất cả doang nghiệp sản xuất, kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên mỗi đơn vị dịch vụ có cách làm việc, tiến độ thực hiện, mức giá khác nhau, chúng ta nên chọn đơn vị dịch vụ nào để vừa đảm bảo chất lượng tốt, vừa đảm bảo giá cả phải chăng nhất? Liên hệ với LegalZone ngay nếu muốn được cung cấp dịch vụ này hợp lý, nhanh chóng nhất bạn nhé!
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Trình tự thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
- Trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động
- Trình tự điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
- Cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Thu hồi giấy phép lao động
- Giấy phép con là gì?
- Trình tự thủ tục làm giấy phép bán lẻ đối với nhà đầu tư nước ngoài
- CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký