Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Thông tin pháp luật mới nhất về hình thức bt, PPP, BOT….

Thông tin pháp luật mới nhất về hình thức bt, PPP, BOT....

Nội dung chính
    Add a header to begin generating the table of contents

    Theo quy định của pháp luật thì các loại hợp đồng đầu tư bao gồm: BCC, BOT, BTO, hình thức bt, PPP.

    Tuy nhiên, trong số ấy thì hợp đồng BOT, hình thức đầu tư bt, BTO là ba loại hợp đồng đầu tư hay gặp nhất trên thực tế.

    Vậy theo quy định mới nhất của pháp luật thì 03 hợp đồng BT, BOT, BTO được định nghĩa như thế nào?

    Các nội dung chủ yếu của 03 loại hợp đồng trên gồm những gì? Cùng Legalzone tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

    Hợp đồng BT là gì

    Hợp đồng BT là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước

    và được thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện dự án khác.

    Hình thức này được nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước phát triển thực hiện.

    Ở Việt Nam, hình thức đầu tư dự án bto đã được triển khai từ khá lâu và thực tế cho thấy, hàng loạt dự án, công trình kết cấu hạ tầng giao thông, kinh tế, xã hội đã phát huy hiệu quả, làm thay đổi bộ mặt của nhiều địa phương góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, thu hút đầu tư, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

    Hình thức PPP nói chung, hình thức bt nói riêng đã được quy định trong các luật về đầu tư, xây dựng như Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

    Thời gian qua, không ít dự án hợp đồng bto bị cho là có thất thoát, nhất là các dự án thanh toán cho nhà đầu tư bằng đất đai.

    Bởi thực tế giá trị đất đai bị tính giá thấp hơn giá trị thực theo thị trường, trong khi giá dự án BT được định giá khá cao, khiến phần thiệt hại thuộc về Nhà nước.

    Nếu Nhà nước có đủ tiền để thực hiện tất cả các công trình, dự án phục vụ quốc kế dân sinh thì đúng là không cần phải có hình thức PPP nói chung, hình thức đầu tư bt, BOT…nói riêng nữa.

    Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nguồn lực của Nhà nước không thể đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Do vậy, đầu tư theo hình thức PPP, hình thức bt, BOT là cần thiết.

    Cơ sở pháp lý

    BT là tên viết tắt trong tiếng Anh của từ Build – Transfer nghĩa là Xây dựng – Chuyển giao.

    Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (có hiệu lực thi hành từ ngày 19/6/2018) thì khái niệm hợp đồng BT được quy định cụ thể như sau:

    Hợp đồng đầu tư bt: là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, danh nghiệp dự án (nếu có) để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện dự án khác.

    Dự án đầu tư xây dựng theo hợp đồng BT cũng như các dự án đầu tư xây dựng nói chung bao gồm 3 giai đoạn như chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào vận hành khai thác.

    Ngoài những văn bản pháp lý quy định về đầu tư xây dựng trong 3 giai đoạn, thì dự án BT còn có những văn bản pháp lý riêng cho hình thức đầu tư này. Các văn bản pháp lý điều tiết dự án BT gồm:

    Văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp.

    Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

    Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

    Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

    Các thông tư hướng dẫn gồm có:

    Thông tư số 02/2016/TT-BKHĐT ngày 1/3/2016 của Bộ KH-ĐT hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

    Thông tư số 55/2016/TT-BTC ngày 23/3/2016 quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư.

    Văn bản pháp luật liên quan

    Văn bản pháp luật về đất đai có liên quan gồm:

    Luật Đất đai số 45/2013/QH13;

    Nghị định số 43/2014/NHĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

    Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất;

    Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thu hồi đất;

    Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

    Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

    Nghị định 123/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

    Nghị định 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 của Chính phủ quy định về khung giá đất; Nghị định 136/2018/NĐ-CP ngày 5/10/2018 sửa đổi một số điều của các Nghị dịnh liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường…

    Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;

    Nghị định 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;

    Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

    Nghị định 120/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 sửa đổi nghị định 77/2015/NĐ-CP về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm,

    Nghị định 136/2015/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công và Nghị định 161/2016/NĐ-CP về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.

    Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

    Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

    Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 5/4/2017 sửa đổi Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

    Nghị định 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng;

    Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

    Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

    Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng và các văn bản hướng dẫn.

    Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13;

    Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

    Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

    Nghị định 136/2018/NĐ-CP ngày 5/10/2018 sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường và các văn bản hướng dẫn.

    Luật Đầu tư số 67/2014/QH13;

    Luật số 03/2016/QH14;

    Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư, và các văn bản hướng dẫn.

    Văn bản pháp luật hiện hành về doanh nghiệp gồm có:

    Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13; Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14;

    Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp;

    Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doang nghiệp;

    Nghị định 108/2018/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

    Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 về hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; và các văn bản hướng dẫn.

    Hệ thống pháp luật hiện hành điều chỉnh đổi với dự án đầu tư theo hình thức PPP nói chung, theo hình thức hợp đồng BT nói riêng là tương đối lớn và phức tạp.

    Việc triển khai, quản lý, thực hiện dự án đảm bảo đúng  quy định pháp luật là hết sức cần thiết nhằm mục tiêu hiệu quả đầu tư, đồng thời là sự quan tâm lớn của các chủ thể có liên quan tới dự án.

    Phần nội dung tiếp theo sẽ trình bày tổng quan một số vấn đề cơ bản trong quá trình triển khai, thực hiện dự án.

    >>>Tham khảo bài viết: vốn fdi là gì

    Trình tự, thủ tục triển khai dự án

    dự án bto? Trình tự thủ tục thực hiện dự án có vốn BT

    – Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư

    Nghị định số 63/2018/NĐ-CP thì dự án BT phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, nhóm B (dự án nhóm C không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư.

    Sau khi được quyết định chủ trương đầu tư, phần vốn của nhà nước trong dự án sẽ được ghi vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của các bộ, ngành, địa phương là cơ sở để triển khai trong các năm tiếp theo.

    Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh công bố dự án, danh mục dự án trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

    Riêng đối với dự án nhóm C, căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt, Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh lập và tổng hợp phần vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm của Bộ, ngành, địa phương mình, đồng thời phải công bố dự án sau khi Báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt theo quy định.

    Đối với các dự án do nhà đầu tư đề xuất thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định , phê duyệt theo quy định. Trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất được phê duyệt chủ trương đầu tư, Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh công bố dự án và thông tin về nhà đầu tư đề xuất dự án.

    – Lập thẩm định, phê duyệt dự án

    Cơ quan chuyên môn trực thuộc các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất và được phê duyệt thì Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh giao nhà đầu tư tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

    Theo đó, việc lựa chọn nhà thầu tư vấn hoặc tự thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân lập báo cáo nghiên cứu khả thi của pháp luật về xây dựng.

    Các nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ theo quy định của Điều 54 Luật Xây dựng và quy định tại điều 20 Nghị định 63/2018/NĐ-CP.

    Đối với công tác thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp sẽ thẩm định thiết kế cơ sở của báo cáo nghiên cứu khả thi, các nội dung khác của báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ do cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư thẩm định.

    Đồng thời cần có ý kiến thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, phòng chống cháy nổ…phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

    – Lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng dự án

    Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện sau khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.

    Trường hợp cần thiết, căn cứ yêu cầu thực tế của dự án PPP, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư sau khi phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán nhưng phải đảm bảo tính cạnh tranh rộng rãi trong đấu thầu.

    Theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Nhà đầu tư thực hiện dự án BT được lựa chọn theo 2 hình thức là đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu.

    Đối với các dự án BT quy trình lựa chọn nhà đầu tư là lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, tổ chức sơ tuyển, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư; lập, thẩm định phê duyệt hồ sơ mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu cho các nhà đầu tư trong danh sách ngắn, đánh giá hồ sơ dự thầu, đàm phán hợp đồng sơ bộ, thẩm định phê duyệt kết quản lựa chọn nhà đầu tư.

    Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

    Căn cứ quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư và kết quả đàm phán, hoàn thiện hợp đồng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức việc ký kết hợp đồng dự án theo một trong các cách thức sau đây.

    – Triển khai thực hiện dự án

    Các công việc triển khai sau khi ký hợp đồng dự án là lựa chọn các nhà thầu thực hiện các gói thầu dự án, triển khai thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thi công xây dựng giám sát thi công xây dựng, chạy thử, nghiệm thu đưa công trình dự án vào vận hành, khai thác. 

    Quá trình đầu tư xây dựng phải tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng. Đối với giai đoạn thiết kế kỹ thuật, thiế kế bản vẽ thi công; việc lập thiết kế xây dựng phải tuân thủ báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, hợp đồng dự án, nhiệm vụ thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho dự án nội dung thiết kế theo quy định của pháp luật về xây dựng.

    Quản lý chất lượng công trình xây dựng thực hiện theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP, Quản lý chi phí đầu tư xây dựng thực hiện theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn các Nghị định này.

    Quyết toán dự án: Theo quy định hiện hành, Nhà thầu thực hiện việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Trong đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thỏa thuận việc lựa chọn đơn vị kiểm toán độc lập để kiểm toán giá trị vốn đầu tư xây dựng công trình dự án.

    Quy định chi tiết theo hướng dẫn của Bộ Tài chính gồm: Thông tư số 55/2016/TT-BTC ngày 23/3/2016 quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư và 2 thông tư số 75/2017/TT-BTC ngày 21/7/2017, Thông tư số 30/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 sửa đổi Thông tư 55/2016/TT-BTC.

    – Về quản lý, kinh doanh, bảo trì bảo dưỡng công trình dự án.

    Các quy định về quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng công trình dự án đã được quy định trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành.

    Những nội dung cụ thể được nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và hợp đồng dự án ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. Việc bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

    – Về chuyển giao công trình dự án

    Theo quy định hiện hành, một năm trước ngày chuyển giao hoặc trong thời gian thỏa thuận trong hợp đồng dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phải đăng báo công khai về việc chuyển giao công trình, thủ tục,

    thời gian thanh lý hợp đồng, thanh toán các khoản nợ và phải đảm bảo tài sản chuyển giao không được sử dụng để bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ khác của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phát sinh trước thời điểm chuyển giao, trừ trường hợp hợp đồng dự án có quy định khác.

    Mặt khác, doanh nghiệp dự án phải có trách nhiệm chuyển giao công  nghệ, đào tạo và thực hiện việc bảo dưỡng định kỳ kỹ thuật vận hành công trình bình thường phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án.

    Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án, cơ quan này phải có trách nhiệm tổ chức thẩm định chất lượng, giá trị, tình trạng công trình theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án, lập danh mục tài sản chuyển giao, xác định các hư hại (nếu có) và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện việc sửa chữa, bảo trì công trình.

    Sau khi tiếp nhận công trình dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức quản lý, vận hành công trình.

    Qua việc tổng hợp, phân tích trên cho thấy hệ thống pháp luật hiện hành về cơ bản đầy đủ để tiến hành thực hiện dự án BT từ khâu lập, công bố danh mục dự án;

    lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; lựa chọn nhà đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thành lập doanh nghiệp dự án, đầu tư xây dựng công trình dự án, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng thanh toán, kết thúc hợp đồng dự án, quyết toán công trình dự án.

    Trên đây là một số thông tin giải đáp câu hỏi với chủ đề hình thức bt. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn cần hỗ trợ

    Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam

    Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.

    Điện thoại: 0936 037 474

    Email: [email protected]

    Tìm kiếm

    VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

    ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

    Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký