Kiến thức về đầu tư tài chính - Công ty luật Legalzone
Trong năm 2022, khi bước qua những năm dịch bệnh, thị trường đầu tư tài chính ngày càng “nóng” hơn bao giờ hết. Nhiều người nhận thức được ưu điểm của việc đầu tư tài chính để có lợi nhuận không quá bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bất ngờ như thiên tai, dịch bệnh,… Đặc biệt hoạt động đầu tư tài chính có thể không cần đầu tư quá nhiều về số vốn. Nếu bạn đang có mong muốn tìm hiểu về kiến thức đầu tư tài chính, hãy xem chia sẻ của Công ty TNHH Legalzone dưới đây:
Kiến thức về đầu tư tài chính ?
1. Khái niệm đầu tư tài chính
Đầu tư tài chính là một hình thức đầu tư chủ yếu thông qua hình thức mua chứng khoán (chứng khoán vốn – cổ phiếu hoặc chứng khoán nợ – trái phiếu) hoặc các công cụ tài chính khác. Nhà đầu tư tài chính thông thường nhắm vào mục đích mua và bán chứ ít khi làm tăng giá trị thực của công ty mà họ đầu tư vào. Đây còn là hoạt động sử dụng vốn nhàn rỗi với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, gia tăng giá trị vốn đầu tư ban đầu với chiến lược lâu dài, chủ yếu mua chứng khoán, trái phiếu hoặc các công cụ tài chính.
2. Các hình thức và các kênh đầu tư tài chính
2.1 Các hình thức đầu tư
Căn cứ vào mục đích và thời hạn, đầu tư tài chính được chia làm hai loại: Đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn
- Đầu tư tài chính ngắn hạn là việc bỏ vốn mua các chứng khoán có thời hạn thu hồi dưới một năm hoặc
trong một chu kỳ kinh doanh (như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng…) hoặc mua vào, bán ra chứng
khoán (cổ phiếu, trái phiếu) để kiểm lời và các loại đầu tư khác không quá một năm. - Đầu tư tài chính dài hạn là việc mua các chứng khoán có thời hạn thu hồi trên một năm, hoặc góp vốn
liên doanh bằng tiền, hiện vật, mua cổ phần có thời hạn thu hồi trong thời gian trên một năm và các loại đầu
tư khác vượt quá thời hạn một năm.
2.2 Các kênh đầu tư phổ biến hiện nay.
- Kênh thứ nhất phải nhắc đến là gửi tiết kiệm với đặc tính: có lợi nhuận đều đều; không xảy ra thua lỗ; mức sinh lời không hề cao nhưng rủi ro tiền bị mất giá do lạm phát; nhưng nhìn chung kênh này an toàn nhất và thanh khoản cao nhất.
- Kênh đầu tư vàng truyền thống: có tính an toàn, dễ chuyển đổi thành tiền mặt, nhưng phải lưu ý những vấn đề liên quan đến cất giữ vàng nơi an toàn, mặt bằng chung vàng lưu giữ giá trị tốt nhất mỗi khi xảy ra khủng hoảng kinh tế và lạm phát.
- Các quỹ đầu tư: được quản lý bởi những chuyên gia; lợi nhuận có tính ổn định; rủi ro không quá cao; vốn đầu tư ban đầu ít; và có tính thanh khoản cao; bản thân nhà đầu tư không cần phải theo dõi thị trường sát sao
- Kênh bất động sản: Cần vốn ban đầu nhiều; tỷ lệ lợi nhuận cực lớn sau thời gian đầu tư lâu dài; dành thời gian tìm hiểu tiềm năng các dự án; và khả năng lên giá của bất động sản
- Kênh chứng khoán: Không yêu cầu vốn lớn; thanh khoản cao; cần có kiến thức chuyên môn sâu; mức rủi ro tương đối cao
- Kênh đầu tư forex: vốn ít; dùng đòn bẩy cực lớn; rủi ro rất lớn đi kèm lợi nhuận cũng cao; có thể kiếm tiền ngay khi thị trường tăng hoặc giảm; tính thanh khoản cao; thời gian giao dịch linh hoạt, phải có kiến thức vững để thành công
3. Phân tích tài chính và quyết định đầu tư
- Xác định dự án: Tìm cơ hội và đưa ra đề nghị đầu tư vào dự án
- Đánh giá dự án: ước lượng ngân lưu liên quan và suất chiết khấu hợp lý
- Lựa chọn tiêu chuẩn: Lựa chọn luật, quyết định (NPV, IRR, PP)
- Ra quyết định: Chấp nhận hay từ chối dự án
4. Ưu điểm của đầu tư tài chính
- Thứ nhất là phòng ngừa sự mất giá của đồng tiền. Trong bối cảnh nền kinh tế luôn có lạm phát diễn ra trong thời kỳ nhất định sẽ khiến đồng tiền bị mất giá theo thời gian. Và dĩ nhiên một khi đồng tiền bị mất giá mà bạn cứ giữ nguyên nó mà không làm tăng thêm giá trị cho nó thì dĩ nhiên tài sản sẽ bị hao hụt là chắc chắn sẽ diễn ra.
- Lý do thứ hai sẽ khớp với lý do ban đầu, tạo ra cơ hội sinh lời. Sở dĩ nền kinh tế, các công ty phát triển là nhờ hoạt động đầu tư. Tùy theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của bạn về một lĩnh vực nào đó mà bạn tự tin vào nó, rồi đầu tư mang lại lợi nhuận với mức rủi ro thấp nhất.
- Lý do thứ ba, theo một số nhà đầu tư thì đây là hình thức tạo thu nhập thụ động, tức có nghĩa bạn bỏ thời gian nghiên cứu thật kỹ lưỡng. Sau đó quyết định mang tiền ra đầu tư, một thời gian đầu sẽ tốn nhiều thời gian nhưng về sau khi bạn đã quen với hình thức đó rồi thì nó sẽ tự vận hành theo quy trình bạn đã thiết lập. Bạn chỉ cần thỉnh thoảng quan tâm đến khoản đầu tư đó để biết và kiểm soát tình hình.
5. Các rủi ro khi đầu tư tài chính
Các loại rủi ro trong đầu tư tài chính cần lưu ý, bao gồm các rủi ro sau:
5.1 Rủi ro kinh doanh
Là rủi ro mà một công ty có kết quả kinh doanh thực tế trái với dự kiến. Rủi ro trong kinh doanh có thể làm cho công ty không đáp ứng được mức lợi nhuận như các nhà đầu tư yêu cầu. Có nhiều loại rủi ro trong kinh doanh do nhiều yếu tố gây ra như doanh thu, chi phí, mức độ cạnh tranh, luật do chính phủ quy định
5.2 Rủi ro chính trị
Tình hình chính trị một quốc gia sẽ ảnh hưởng đến thị trường; và các nhân tố như hệ thống luật, quy định, thuế, tính ổn định; và sự thay đổi lãnh đạo chính phủ…đều góp phần vào rủi ro chính trị
5.3 Rủi ro lạm phát
Lạm phát tạo ra rủi ro cho nhà đầu tư vì làm giảm sức mua; và làm giảm suất sinh lời.
5.4 Rủi ro về thị trường
Thuật ngữ rủi ro thị trường ám chỉ đến những tổn thất mà các nhà đầu tư có thể phải đối mặt từ những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của toàn bộ thị trường tài chính. Đây cũng chính là rủi ro hệ thống, là yếu tố luôn gắn liền với các hoạt động đầu tư trên thị trường tài chính.
5.5 Rủi ro về lãi xuất
Những nhà đầu tư thường nghe nhắc đến quy tắc chung là lãi suất có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với giá trái phiếu. Khi lãi suất tăng lên, giá trái phiếu sẽ giảm xuống và ngược lại.
5.6 Rủi ro tái đầu tư
Trong trường hợp lãi suất giảm xuống thấp hơn lãi suất trái phiếu, những tổ chức phát hành trái phiếu (loại trái phiếu cho phép người phát hành mua lại) có thể thực hiện việc mua lại trái phiếu trước thời gian đáo hạn. Những tổ chức phát hành này có thể phát hành trái phiếu mới với lãi suất thấp hơn để giảm chi phí sử dụng vốn vay của họ.
5.7 Rủi ro tín dụng
Gắn liền với việc cho vay của các tổ chức tài chính là rủi ro mà người đi vay; vì bất cứ lý do gì, không hoàn trả nợ.
Đây là rủi ro tín dụng, người cho vay có thể không thu hồi được tiền lãi hay vốn gốc của khoản nợ.
5.6 Rủi ro thanh toán
Khi đầu tư vào bất động sản hay các tài sản khác có tính dài hạn, các nhà đầu tư có thể gặp khó khăn trong việc bán lại để chuyển tài sản thành tiền mặt gọi là rủi ro thanh khoản. Đây là rủi ro liên quan đến các tài sản mà khi cần chúng ta không thể mua hoặc bán một cách nhanh chóng với giá thị trường. Trong trường hợp nhà đầu tư cần bán tài sản ngay để có tiền mặt, khả năng cao là họ buộc phải bán tài sản đó thấp hơn giá thị trường và dĩ nhiên là sẽ gánh một khoản tổn thất do bán giá thấp.
5.7 Rủi ro tiền tệ
Rủi ro tiền tệ, hay còn được biết đến với tên gọi là rủi ro hối đoái; là loại rủi ro phát sinh khi khoản đầu tư có liên quan đến các đồng tiền khác nhau; và có sự thay đổi về giá của một loại tiền tệ so với đồng tiền còn lại. Rủi ro này thường ảnh hưởng đến những khoản mục đầu tư có liên quan đến ngoại tệ.
Như vậy, trên đây là toàn bộ những phân tích về vấn đề Kiến thức về đầu tư tài chính của Legalzone, từ đó các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát và vận dụng các tiêu chuẩn để đánh giá dự án đầu tư của mình. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Công ty cổ phần giải pháp luật sư Việt Nam
Kênh thông tin luật sư & tư vấn pháp luật. Danh bạ luật sư, công ty luật, đoàn luật sư Việt nam.
Điện thoại: 0936 037 474
Email: [email protected]
- Quy định hiện hành về khắc dấu tên riêng, khắc dấu chức danh
- Điều kiện và thủ tục kinh doanh bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam
- Có được chuộc lại tài sản bị người khác bán
- Đòi lại tài sản đã bán được không
- Mở quán cafe nhỏ có phải đăng ký kinh doanh và đóng thuế không?
- Mẹ vay tiền, con có phải trả thay
- Tranh chấp phần thưởng có được từ trúng thưởng –
- Trái cây trổ sang vườn người khác, có được ăn không
Tìm kiếm
VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…
Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký