Tin Tức

Vụ Trà – Chanh: Tòa sai, Hương Trà có được bồi thường?

Rate this post

Sau phiên phúc thẩm ca sĩ Phương Thanh kiện nhà báo Hương Trà, có một tình tiết đáng chú ý là Hương Trà đề nghị tòa xem xét bồi thường thiệt hại về những mất mát về thời gian, tinh thần cho ba buổi hòa giải và một ngày xét xử sơ thẩm.

 

Theo Hương Trà, việc làm sai của TAND quận Tân Bình (thụ lý, giải quyết vụ kiện khi Phương Thanh chưa đóng án phí khiến bản án sơ thẩm bị hủy) đã gây nhiều thiệt hại cho cô.

Theo quy định, yêu cầu của Hương Trà có được chấp nhận? Nếu không được chấp nhận, Hương Trà khởi kiện thì ngành tòa án có thụ lý, giải quyết?

Luật đã có

 Luật đã có nhưng ngành tòa án từ chối giải quyết vì thiếu hướng dẫn…

Luật sư Nguyễn Thanh Lương (Đoàn luật sư tỉnh Bến Tre) cho biết Bộ luật Dân sự cũ (1995) và Bộ luật Dân sự mới (2005) đều quy định cơ quan tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án…

Về mặt hành chính, Chính phủ đã có Nghị định 47 ngày 3-5-1997 quy định về thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng gây ra. Nghị định này nêu rõ trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại hoặc một trong các bên không thực hiện nghiêm chỉnh thỏa thuận thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Sau đó, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ cũng đã có Thông tư số 54 ngày 4-6-1998 để hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 47.

Nhưng tòa từ chối giải quyết

Như vậy về lý thuyết, với hàng loạt văn bản trên, Hương Trà có đủ cơ sở để yêu cầu bồi thường vì tòa sơ thẩm sơ suất làm sai khiến cô bị mất thời gian, công sức vô ích. Suy cho cùng, đây là quan hệ đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.

Xem Thêm  Bộ Y tế đề xuất 2 hình thức hỗ trợ thuốc miễn phí cho người bệnh

Tuy nhiên trên thực tế, đến nay, ngoài bồi thường oan trong lĩnh vực hình sự, việc đòi bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng gây ra trong các lĩnh vực khác vẫn chưa được giải quyết.

Theo luật sư Trần Công Ly Tao (Đoàn luật sư TP.HCM), ông đã gặp không ít vụ cán bộ nhà nước nói chung và cán bộ tố tụng nói riêng làm sai gây thiệt hại nhưng đương sự không biết cách nào để đòi bồi thường, có kiện ra tòa thì tòa cũng từ chối thụ lý.

Cơ sở để các tòa từ chối thụ lý những vụ kiện dạng này là hướng dẫn của TAND tối cao. Trong Công văn số 102 ngày 7-6-2004, TAND tối cao nêu rõ: Yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, thi hành án đúng là quyền của đương sự. Nhưng do chưa có quy định cụ thể của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trường hợp được bồi thường, các khoản được bồi thường, mức bồi thường…) nên tòa án chưa có căn cứ để thụ lý, giải quyết.

Chờ Luật Bồi thường nhà nước?

Theo Điều 607 Bộ luật Dân sự, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm. Như vậy, nếu ngành tòa án không thụ lý giải quyết các yêu cầu dạng này vì lý do chưa có hướng dẫn thì đến khi hết thời hiệu khởi kiện, đương sự sẽ vĩnh viễn không được xem xét bồi thường dù thiệt hại có nặng nề đến đâu đi nữa.

Nghị quyết 08 ngày 2-1-2002 của Bộ Chính trị đã yêu cầu các cơ quan chức năng phải “khẩn trương ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với những trường hợp bị oan, sai trong hoạt động tố tụng; nghiên cứu xây dựng Quỹ bồi thường thiệt hại về tư pháp”. Theo chúng tôi, đã đến lúc các cơ quan có thẩm quyền cần sớm xem xét nghiêm túc về vấn đề này và quy định càng cụ thể càng tốt trong Luật Bồi thường nhà nước sắp được ban hành.

Theo thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM) đúng là tòa sơ thẩm đã sai sót về nghiệp vụ khiến bản án sơ thẩm bị hủy. Đây là tai nạn nghề nghiệp mà bất kỳ thẩm phán nào cũng có thể vướng phải nên đương sự cần thông cảm cho thẩm phán giải quyết vụ án. Về trách nhiệm, người thẩm phán này có thể bị trừ, cắt thi đua, bị khiển trách hoặc sẽ bị xử lý nặng hơn tùy mức độ.

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn