Từ tài xế xe ôm sau một đêm… trở thành Giám đốc
Sau khi lập Công ty, Hội đã điều hành, chỉ đạo “Giám đốc” Dũng – nguyên là lái xe ôm – mua hóa đơn và xuất bán khống cho 49 doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh với tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ ghi khống gần 5,8 tỷ đồng.
Sáng 16/8, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Nguyễn Tiến Dũng (52 tuổi, ngụ tại xã Tân An Hội, Củ
Hai bị cáo Dũng và Lan (hàng đầu) đang nghe tòa tuyên án. |
Chi) 4 năm tù giam; Nguyễn Thị Thanh Lan (28 tuổi, hộ khẩu thường trú tại thị xã La Gi, Bình Thuận): 2 năm tù (nhưng cho hưởng án treo).
Ngoài ra, toà còn buộc Nguyễn Tiến Dũng phải nộp lại số tiền gây thất thoát cho Nhà nước gần 409 triệu đồng từ việc mua bán khống hóa đơn GTGT.
Nguyễn Tiến Dũng kiếm sống bằng nghề chạy xe ôm trên địa bàn. Khoảng tháng 10/2004, Trần Văn Hội (em bà con của Dũng) rủ Dũng cùng hợp tác đứng ra thành lập công ty. Dù không có trình độ văn hóa hay bất cứ nghiệp vụ chuyên môn nào nhưng Dũng cũng đồng ý.
Ngày 22/10/2004, Công ty TNHH TM-XD-KHKT Lục Phúc có trụ sở đặt tại 482/40 Lê Quang Định, phường 11, quận Bình Thạnh ra đời. Công ty do Nguyễn Tiến Dũng đứng tên làm Giám đốc với vốn đăng ký 200 triệu đồng.
Thế nhưng trên thực tế Công ty Lục Phúc không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào mà lợi dụng chức năng được phép kinh doanh, trong khoảng thời gian từ khi thành lập đến tháng 4/2005, Hội đã điều hành, chỉ đạo Dũng mua hóa đơn và xuất bán khống cho 49 doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh với tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ ghi khống gần 5,8 tỷ đồng, trong đó tiền thuế GTGT gần 409 triệu đồng.
Ngoài Hội và Dũng, việc mua bán hoá đơn còn có sự giúp sức của Nguyễn Thị Thanh Lan, Trần Thị Phượng và Nở (chưa xác định rõ lai lịch) là nhân viên của Công ty Lục Phúc. Theo lời khai của Dũng tại cơ quan điều tra, việc mua bán hóa đơn với khách hàng Dũng không trực tiếp thực hiện mà do Hội và các đối tượng khác thực hiện. Tổng cộng trong quá trình đứng tên làm Giám đốc Công ty Lục Phúc, Dũng đã hưởng lợi được 15,4 triệu đồng.
Quá trình xác minh 49 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn của Công ty Lục Phúc (ngoài 2 DN không xác định được địa chỉ, mã số thuế), đại diện 47 DN còn lại khai nhận thực tế họ không có giao dịch, mua bán gì với Công ty Lục Phúc, không biết công ty này ở đâu, kinh doanh gì và giám đốc là ai.
Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ theo nội dung trên hóa đơn do công ty này xuất và các nhân viên tiếp thị trực tiếp đến chào hàng tại công ty, qua thỏa thuận đồng ý mua hàng thì các nhân viên này tiếp thị giao hàng tận nơi, xuất hóa đơn của Công ty Lục Phúc.
Ngoài ra, để che giấu việc bán hóa đơn GTGT của mình và hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ khống ghi trên hóa đơn xuất bán cho khách hàng, Công ty Lục Phúc đã sử dụng 31 tờ hóa đơn GTGT với tổng doanh số hàng hóa, dịch vụ hơn 5,7 tỷ đồng, thuế GTGT gần 404 triệu đồng để kê khai khấu trừ thuế đầu vào với Chi cục Thuế Bình Thạnh.
Với các hành vi trên, Trần Văn Hội, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Thanh Lan, Trần Thị Phượng đã bị cơ quan điều tra truy tố tội “Lưu hành giấy tờ có giá giả khác”.
Tuy nhiên, ngay sau khi vụ việc bị phát hiện, Trần Văn Hội đã bỏ trốn, Trần Thị Phượng đã đi hợp tác lao động tại Nhật nên cơ quan điều tra chưa lấy lời khai, làm rõ vai trò của Phượng để truy cứu trách nhiệm hình sự
Thủ tục pháp luật