Tin Tức

Trao đất cho dự án ‘vip’, khu tái định cư ‘tủi phận’

Rate this post

Hàng trăm hộ dân sau khi trao đất cho dự án Khu đô thị Mỹ Đình đã được bố trí ở trong khu tái định cư Đồng Me, tuy nhiên, gần 5 năm trời họ không có điện, nước sinh hoạt như cam kết ban đầu của chủ đầu tư.

 

Theo phản ánh của gần 100 hộ dân sinh sống tại khu tái định cư Đồng Me (thuộc diện tái định cư dự án xây dựng khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì) do Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà làm chủ đầu tư, từ năm 2005, người dân bắt đầu dọn về đây, nhưng cho đến nay vẫn không có điện, nước sinh hoạt đúng như cam kết của chủ đầu tư.


Hàng trăm người dân khu tái định cư Đồng Me bức xúc vì cho rằng chủ đầu tư đã cố tình lừa họ khi không đảm bảo cơ sở hạ tầng đúng như cam kết. Ảnh: Kiên Trung

Hàng trăm người dân khu tái định cư Đồng Me bức xúc vì cho rằng chủ đầu tư đã cố tình lừa họ khi không đảm bảo cơ sở hạ tầng đúng như cam kết. Ảnh: Kiên Trung

Đã 5 năm trôi qua kể từ ngày các hộ dân về đây sinh sống, cơ sở hạ tầng của khu tái định cư Đồng Me vẫn trong tình trạng dở dang, trong đó những điều kiện thiết yếu cho cuộc sống dân sinh là: điện, nước sinh hoạt đến nay vẫn chưa có. 

Ông Lê Văn Minh (trú tại lô B) cho biết, mặc dù khu tái định cư đã có hệ thống đường ống nước sạch tới từng hộ gia đình, nhưng cả khu vẫn phải dùng nước giếng khoan. Nguyên nhân là mặc dù đã có đường ống nhưng lại không có dự án cấp nước!

“Với nguồn nước từ giếng khoan hiện tại, nhiều gia đình phải mua máy lọc, xây bể lọc bằng cát nhưng nước vẫn có mùi rất tanh, chỉ dùng để tắm rửa chứ không dám ăn. Cũng vì sử dụng nguồn nước này mà nhiều người, đặc biệt là trẻ em trong khu dân cư bị các bệnh ngoài da như ngứa, ghẻ…” – ông Minh nói.

Một ngày, gia đình ông Minh phải bỏ ra từ 30-50 nghìn đồng để mua nước khoáng, hoặc nước tinh khiết để sử dụng cho việc nấu ăn, uống. Tuy nhiên, gần 100 hộ dân trong khu tái định cư Đồng Me không phải ai cũng có điều kiện như ông Minh. Nhiều hộ khác phải dùng trực tiếp nước giếng khoan để ăn uống.

 

Bức xúc lớn nhất của các hộ dân ở đây là đến nay, khu tái định cư vẫn chưa có điện chính thức mặc dù trong khu đã có trạm biến áp, đường dây, cột điện. 


’Có ’Có

Có trạm biến áp, có đường dây dẫn điện…, nhưng chỉ  kéo về cột rồi bỏ đấy, hàng trăm hộ dân phải tự làm hợp đồng mua điện của HTX Mễ Trì. Trong những thời điểm quá tải, họ sẽ được “ưu tiên” cắt điện. Ảnh: Kiên Trung

Xem Thêm  Motor bé như ngón tay chịu thuế suất như động cơ lớn

Bà Vũ Thị Quý (lô A) cho biết, nguồn điện các hộ dân đang sử dụng ở đây là do “tự thân vận động”, trong đó đa phần các hộ dân phải bỏ ra 3 triệu đồng/nhà để được lắp đồng hồ điện từ trạm điện của hợp tác xã điện Mễ Trì, cách đó hàng trăm mét, sau đó tự túc mua dây kéo điện về.

Trong khu có hộ mất từ 7-10 triệu đồng để mua dây, lắp đồng hồ. Hiện tại, việc kéo đường điện của khu dân cư này được thực hiện theo kiểu mạnh ai nấy làm nên đường điện trông vừa thiếu mỹ quan, lại mất an toàn. “Điện ở đây là cuối nguồn và do dân tự lắp, tự kéo nên phập phù, lúc có lúc không, khu chúng tôi toàn bị mất điện vào giờ cao điểm” – bà Quý than thở.


Đường dây điện tự lắp phải kéo nhờ qua khoảng không của các gia đình khác. Khi những chủ hộ này xây nhà đòi lại... khoảng không, lúc đó, nỗi lo lắng đầu tiên của các hộ dân này là... lối đi cho đường dây điện. Ảnh: Kiên Trung

Đường dây điện tự lắp phải kéo nhờ qua khoảng không của các gia đình khác. Khi những chủ hộ này xây nhà đòi lại… khoảng không, lúc đó, nỗi lo lắng đầu tiên của các hộ dân này là… lối đi cho đường dây điện. Ảnh: Kiên Trung

Cũng theo phản ánh của người dân ở đây, mặc dù về sinh sống đã 5 năm nhưng ở khu tái định cư chưa có tổ dân phố hay các tổ chức đoàn hội cơ sở, mỗi khi có dịp lễ tết, hội hè, người dân phải tự đứng ra tổ chức nhưng cũng chỉ có vài hộ gia đình với nhau.

Người dân khu tái định cư Đồng Me đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm và cả Ban Dự án Sông Đà, nhưng vẫn không có gì thay đổi. Bà Đỗ Thị Nối, (lô B) cho biết: “Chúng tôi cứ như con thoi hết chạy lên rồi chạy xuống vì các đơn vị cứ  liên tục “đá quả bóng” trách nhiệm cho nhau. Không có đơn vị nào đứng ra nhận trách nhiệm về mình, hay hứa hẹn giải quyết những khó khăn của dân”.

 

Nguồn nước giếng khoan phải lọc qua bể lọc, không đủ đảm bảo để người dân sử dụng làm nước ăn hàng ngày. Ảnh: Kiên Trung

Nguồn nước giếng khoan phải lọc qua bể lọc, không đủ đảm bảo để người dân sử dụng làm nước ăn hàng ngày. Ảnh: Kiên Trung

Trao đổi với VietNamNet, một cán bộ Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà xác nhận, việc người dân Đồng Me phản ánh là đúng sự thật. Về trách nhiệm của mình, đơn vị này cho hay đang phối hợp với cơ quan liên quan để giải quyết cho người dân.

 

“Gần chục năm trước, thực hiện chủ trương Nhà nước, chúng tôi đã hiến đất đai, vườn tược của mình để có khu đô thị Mỹ Đình, có tòa nhà The Manor như ngày hôm nay. Nhưng, những gì mà chúng tôi có được về hạ tầng cơ sở của khu TĐC Đồng Me này đã không giống như cam kết của chủ đầu tư khi họ vận động chúng tôi trao đất cho dự án!” – ông Minh bức xúc.

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn