Tin nhắn trúng thưởng… lừa
Vừa qua, Báo Người Lao Động đã nhận được thông tin từ bạn đọc N.Q.H (SN 1937, ngụ quận 7) cho biết, mình vừa bị lừa mất 2 chỉ vàng thông qua tin nhắn trúng thưởng. Bọn lừa đảo đã lấy danh nghĩa là MobiFone để nhắn tin tới thuê bao của bạn đọc này thông báo trúng thưởng chiếc Innova…
Niềm vui bất ngờ
Ông N.Q.H cho biết, khoảng 9 giờ 56 phút ngày 23-6, ông nhận được một tin nhắn từ số máy 0938033… với nội dung: “Chúc mừng bạn đã trúng một chiếc xe Innova của MobiFone trong chương trình chọn số ngẫu nhiên của chúng tôi.
Xin liên hệ số điện thoại 0938033… để nhận thưởng”. Bên dưới nội dung tin nhắn này là địa chỉ trang web của MobiFone. Đang cần tiền chữa bệnh, ông H. như người chết đuối vớ được phao và ông đem tin mừng này chia sẻ với những người thường đi tập thể dục cùng ông trong công viên vào mỗi buổi chiều.
Khi ông H. liên hệ với số điện thoại trong tin nhắn để nhận thưởng thì nghe ở đầu dây bên kia không khí như một tổng đài và một giọng nam nói: “Tổng đài MobiFone xin nghe”. Khi ông H. trình bày sự việc thì giọng nam này ra vẻ vồn vã: “À, anh là khách hàng trúng thưởng của chương t
rình quay số ngẫu nhiên phải không? Xin anh liên hệ với số máy 0983695… để biết thêm chi tiết về cách thức nhận giải”. Tiếp tục liên hệ với số máy nêu trên thì ông H. nhận được lời hứa là sẽ liên hệ lại với ông sau vì “thứ bảy và chủ nhật không làm việc”.
Người “quen” hào phóng
Một vài ngày sau, khi ông H. đang đi tập thể dục như thường lệ thì có một thanh niên tới chủ động bắt chuyện với ông và hỏi: “Sao bác trúng thưởng mà không đi nhận”. Theo ông H., người thanh niên này ông không lạ gì vì anh ta tên Lâm và thường xuyên đi những chiếc xe hơi đắt tiền tới công viên.
Thấy người thanh niên cũng có “quen biết” nên ông H. tâm sự: “Tôi đang chờ người ta gọi lại hướng dẫn cách thức nhận giải chứ tôi có biết thủ tục như thế nào đâu”. Người thanh niên liền nói: “Thủ tục nhận giải này con biết, nếu trong một tuần mà bác không nhận sẽ bị hủy liền.
Mà bây giờ đã gần hết hạn rồi sao người ta vẫn chưa gọi bác. Nếu bác tin con, để con đại diện làm thủ tục giùm cho, bác chỉ việc lên nhận giải thôi”. Thấy người thanh niên ăn mặc sang trọng lại đi xe hơi và theo người thanh niên này tâm sự: “Mỗi đêm đi vũ trường hết cả chục triệu đồng” thì chắc không phải người xấu nên ông H. đồng ý.
Người thanh niên nói ông H. phải đưa trước cho anh ta 10 triệu đồng để chi phí chụp hình, đăng báo… Tuy nhiên, khi ông H. than không có tiền thì chi phí được hạ xuống 5 triệu đồng. Do cũng không có tiền nên ông H. lột chiếc nhẫn 2 chỉ vàng của mình đưa cho người thanh niên và nhận được một lời hứa chắc như “đinh đóng cột”: “Khi nào xong con liên hệ với bác liền”.
Ông H. là nạn nhân bất đắc dĩ?
Sau khi giao 2 chỉ vàng cho “đối tác”, ông H. chờ mãi không thấy anh chàng hào phóng đâu. Gọi điện thoại thì bị khước từ nghe máy, lúc đó ông H. mới tỉnh ngộ và nhận ra mình đã bị lừa.
Tuy nhiên, theo ông H., sau khi bị một cú lừa ngoạn mục, ông đã bỏ công đi tìm hiểu và được một số người cho biết, lúc đầu ông không phải là “con mồi” của bọn lừa đảo. “Con mồi” mà bọn lừa đảo nhắm tới là một số người giàu có kiếm lời qua việc mua lại giải thưởng của người khác.
Chính vì vậy, trước khi lừa ông H., tên Lâm đã gợi ý với ông là sẽ đưa người tới mua giải thưởng của ông. Nếu đồng ý thì ông H. sẽ được đưa một khoản tiền, còn chiếc Innova thì người kia sẽ nhận. Nhưng do ông H. không đồng ý nên tên Lâm mới “hốt cú chót” bằng cách chuyển sang “phương án 2” và ông H. trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của tên Lâm.
Thủ tục pháp luật