Tin Tức

Thiếu thật, hay bị lũng đoạn, làm giá?

Rate this post

Ngay khi Báo Lao Động (ngày 8.7) đưa tin “Giấy in tăng giá từ 6 – 21%“, chúng tôi đã nhận được hàng loạt thông tin phản hồi từ các nhà in, phản ánh việc các DN ngành giấy tăng giá và đang tạo ra nguồn khan hiếm giả tạo để đẩy giá giấy lên cao, gây khó khăn cho các DN ngành in.

Các nhà in kêu trời

Việc giá giấy tăng cao đang gây rất nhiều khó khăn cho các DN ngành in

Theo phản ánh từ các nhà in, từ đầu năm đến nay, mặt hàng giấy đã liên tục tăng 5 đợt, đẩy giá giấy tăng gần 43% so với cuối năm 2007. Điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sách vở, báo chí là những mặt hàng thiết yếu trong đời sống xã hội. Được biết, năm 2007, giá giấy in báo nhập khẩu (NK) chỉ từ 400-600USD/tấn thì nay đã lên tới 800-850USD/tấn, còn giá giấy in báo trong nước đã tăng từ 12,9675 triệu đồng/tấn lên mức 15,5925 triệu đồng/tấn từ ngày 28.6, làm cho các cơ quan báo chí buộc phải đồng loạt lên giá bán báo.

Đã vậy, nguồn cung lại trở nên khan hiếm làm cho các nhà in trở nên khốn đốn vì không mua được giấy in. Giám đốc Nhà in báo Công An cho biết, nhu cầu mỗi tháng cần 200 tấn giấy in báo, nhưng chuẩn bị kế hoạch in tháng 8 thì chỉ được Nhà máy giấy Tân Mai cấp cho 50 tấn nên chắc chắn tháng tới sẽ lao đao vì thiếu giấy. Còn nếu mua bên ngoài thì chênh lệch thêm 1,5 triệu đồng/tấn, khách hàng không chấp nhận.

Không chỉ giấy in báo khó khăn, mà các loại giấy khác cũng đồng loạt tăng giá và nhà in rất khó khăn mua được từ nhà

Tốc độ tăng giá mặt hàng giấy in báo

– Ngày 1.1.2008 tăng từ 10.920.000đ/tấn, lên 11.235.000đ/tấn, tương đương 2,88%.
– Ngày 1.3.2008 tăng từ 11.235.000đ/tấn, lên 11.949.000đ/tấn, tương đương 6.35%.
– Ngày 15.3.2008 tăng từ 11.949.000đ/tấn, lên 12.022.500đ/tấn, tương đương 0,61%.
– Ngày 15.4.2008 tăng từ 12.022.500đ/tấn, lên 12.967.500 đ/tấn, tương đương 8,75%.
– Ngày 28.6.2008 tăng từ 12.967.500đ/tấn, lên 15.592.500 đ/tấn, tương đương 20,24%.

máy. Giám đốc Cty in Ba Đình (Bộ Công an) ông Trần Thanh Dùng nói: Giấy Bãi Bằng cũng không lấy được nguồn chính thức từ nhà máy. Mua ngoài thì phải thêm 1 triệu đồng/tấn. Giá giấy tăng liên tục, nhà in mua được cuộn giấy in xong nhận được tiền không đủ mua lại được nguyên liệu sản xuất.

Còn lãnh đạo Cty văn phòng phẩm Hồng Hà cho biết: Giá giấy tăng cao và thiếu nguồn cung như hiện nay sẽ là nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch cung cấp sách vở cho năm học mới của ngành giáo dục.

Trao đổi với chúng tôi, anh T – một chủ cơ sở kinh doanh giấy ở Hà Nội – cho biết, muốn mua được một tấn giấy lúc này phải qua rất nhiều “cầu” trung gian, phải chi phí thêm từ 500.000 – 800.000đ/tấn mà vẫn không được giao hàng ngay. Cần mua khổ in 84 (giấy in báo) rất khó mua được từ nguồn mà phải mua qua trung gian, còn khổ 79 thì vô cùng khó. Không mua được giấy từ nguồn, nhiều vị lãnh đạo nhà in chỉ còn biết “than thở”: “Nhà máy giấy Bãi Bằng và Tân Mai không đủ năng lực đáp ứng cho nhu cầu học và đọc cho xã hội hay do mặt hàng giấy bị lũng đoạn, làm giá”? Để làm rõ về vấn đề thiếu giấy in và tăng giá các mặt hàng giấy , chúng tôi đã liên hệ với lãnh đạo TCty Giấy VN, nhưng đã không nhận được sự hợp tác thông tin.

Nhà sản xuất theo không kịp?

Nói về giấy in báo tăng giá, ông Thái Văn Thao – Phó TGĐ Cty cổ phần Giấy Tân Mai kiêm Giám đốc Nhà máy Giấy Bình An – cho biết: Giá giấy tăng do nguyên liệu đầu vào đã tăng cao rất nhiều so với đầu năm. Nếu đầu năm, giấy in báo mới chỉ 11 – 12 triệu đồng/tấn, nay mới được tăng lên mức giá khoảng 14,4 triệu đồng/tấn, nhưng vẫn thấp hơn giấy in báo NK từ nước ngoài đang ở mức gần 18 triệu đồng/tấn.

Xem Thêm  Nóng đơn giá nhân công

 

Giá giấy in báo trong nước đã tăng từ 12,9675 triệu đồng/tấn lên mức 15,5925 triệu đồng/tấn, làm cho các cơ quan báo chí buộc phải đồng loạt lên giá bán báo.

Ngành giấy VN chưa sản xuất được bột giấy in báo, chủ yếu phải NK bột giấy để gia công. Khi nguồn bột giấy NK tăng giá, ngành giấy đã nhiều tháng chấp hành lệnh của Chính phủ không tăng giá để bình ổn thị trường, nên phải chịu lỗ một thời gian khá dài. Mặt khác, do tỉ giá ngoại tệ tăng mạnh cũng làm cho các DN sản xuất giấy khốn đốn. Nếu đầu năm, tỉ giá USD mới chỉ ở mức 15.800đ/USD thì nay đã lên gần 17.000đ/USD, trong lúc phải NK bột giấy và hoá chất bằng ngoại tệ, nhưng giấy sản xuất ra bán chỉ thu bằng đồng nội tệ nên mức thua thiệt của DN giấy càng lớn.

Để hạn chế tăng giá, các DN giấy đã áp dụng biện pháp “thắt lưng buộc bụng” để giảm chi phí. Cụ thể, Nhà máy Bình An đã ký thoả ước với người lao động giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào như: Giảm tiêu hao bột giấy, hoá chất, nước, tiêu hao điện…, nên mỗi tháng tiết kiệm được 1 tỉ đồng. Ông Thao cho biết: “Mặc dù Cty biết càng sản xuất mặt hàng giấy in báo nhiều, càng lỗ nặng, nhưng chúng tôi vẫn phải sản xuất bởi nhu cầu giấy in báo tăng quá nhiều”.

Và mặc dù đã tăng gấp đôi công suất vẫn không đủ hàng giao nên bị phê bình là điều khó tránh. Với lời giải thích nêu trên, không lẽ các cơ quan nhà nước bỏ mặc cho ngành in thiếu giấy?

Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu: Kiên quyết không để thiếu giấy phục vụ năm học mới

Nhà nước không can thiệp vào vấn đề định giá đối với mặt hàng giấy. Nhưng trong điều kiện chống lạm phát, giấy vẫn được coi là mặt hàng nhạy cảm về vấn đề giá cả. Ngành giấy của chúng ta NK cả giấy và bột giấy khá nhiều, nhưng giá giấy ở trong nước vẫn đang thấp hơn giá thị trường quốc tế. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc không tăng giá để chống lạm phát đến hết tháng 6.2008, ngành giấy đã chấp hành.

Bây giờ sang tháng 7, chúng tôi có xem xét việc cho ngành giấy điều chỉnh giá nhằm đảm bảo các vấn đề: Đó là phải cân đối lại để giá giấy trong nước hài hoà với giá thị trường thế giới, nếu không DN sẽ XK giấy ra nước ngoài thì nguồn cung trong nước sẽ trở nên khan hiếm. Mặt khác, khi giá giấy trong nước tương đương với giá giấy thị trường quốc tế thì các nhà NK mới đưa giấy ngoại về bổ sung nguồn cung đủ cho nhu cầu thị trường nội địa.

Mặt khác, các DN ngành giấy đang phải chuẩn bị nguồn hàng phục vụ khai giảng năm học mới nên nhu cầu tăng cao. Bộ Công Thương đã chỉ đạo TCty Giấy và các DN ngành giấy kiên quyết không được để thị trường thiếu giấy in báo và giấy phục vụ năm học mới.  

*  Nói về nguyên nhân thiếu giấy, các nguồn tin riêng đều đã giải thích rằng nguồn bột giấy NK đã lên tới gần 16 triệu đồng/tấn. Nếu sản xuất ra bán theo giá trong nước thì lỗ vốn, nên các DN giấy không mặn mà sản xuất. Mặt khác, trong lúc VN còn NK bột giấy để sản xuất cho thị trường nội địa chưa đủ thì theo phản ánh của các DN, đang có hàng loạt DN nước ngoài trong các KCN, khu chế xuất ở Hải Phòng, TPHCM… vét mua giấy của các nhà máy nội địa để sản xuất vở (tập) XK đi Hoa Kỳ, bởi mặt hàng này có xuất xứ từ VN vào thị trường Mỹ được hưởng thuế suất 0%. Điều này làm nguồn cung mặt hàng giấy càng khan hiếm vì thiếu hụt nguồn. 

Công Thắng ghi 

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn