Tin Tức

Thêm nhiều sản phẩm TQ bị thu hồi trên toàn cầu

Rate this post

Hàng chục nước trên thế giới đã ra lệnh cấm hoặc thu hồi các sản phẩm liên quan đến sữa của Trung Quốc sau khi hóa chất melamine được phát hiện trong nhiều mặt hàng xuất khẩu khác của nước này, chẳng hạn như sữa chua và kẹo.

Mới đây nhất là Pháp, cho dù không nhập các sản phẩm sữa Trung Quốc nhưng chính quyền Paris vẫn quyết định ngưng nhập các loại bánh hoặc sản phẩm có thể bắt nguồn từ sữa Trung Quốc, viện dẫn đây là một biện pháp phòng ngừa.

Tối qua (24/9), Hàn Quốc tuyên bố sẽ cấm nhập các sản phẩm thực phẩm có sữa làm từ Trung Quốc. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm nước này phát hiện hàm lượng melamine cao trong hai sản phẩm bánh quy nhập từ Trung Quốc và Hongkong.

Cũng trong hôm qua, Indonesia đã công bố danh sách 28 sản phẩm mà quốc đảo này cho là có thể chứa sữa nhiễm bẩn của Trung Quốc, trong đó có loại bánh Oreo, Snickers và kẹo sô-cô-la M&M.

Trong khi đó, hệ thống siêu thị Tesco của Anh đã dỡ bỏ loại kẹo kem Thỏ Bạch ra khỏi các kệ hàng giữa những thông tin rằng loại kẹo này ở Singapore và New Zealand nhiễm melamine.

Các quan chức phụ trách an toàn tiêu dùng của Mỹ và châu Âu kêu gọi Bắc Kinh hãy thực thi tốt hơn nữa các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Bài học cay đắng

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố nước này sẽ nỗ lực hết sức để nâng cấp các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của nước này lên ngang bằng với quốc tế. Ông gọi việc hàng nghìn trẻ em nước mình nhiễm bệnh vì uống sữa nhiễm độc là một bài học cay đắng.

Xem Thêm  Trộm cắp hoành hành tại các tuyến xe buýt

Trung Quốc sẽ “tăng cường hoàn thiện tổ chức, và thực hiệm nghiêm túc việc thanh tra, giám sát trong mọi khâu sản xuất, thực sự đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng”, hãng tin Tân Hoa dẫn lời ông Ôn Gia Bảo.

“Trung Quốc sẽ cải thiện chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm một cách cơ bản, và hàng hóa sản xuất trong nước, đặc biệt là thực phẩm, phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cùng các yêu cầu của nước nhập khẩu”.

Theo thống kê mới nhất của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, các trang trại sữa của nước này sản xuất được 32 triệu tấn sữa trong năm 2006. Trước khi xảy ra bê bối, thị trường sữa Trung Quốc được dự đoán sẽ đạt khoảng 20 tỷ USD trong năm 2008 so với 18 tỷ USD năm 2007.


Không thể phục hồi Tam Lộc

Trong một diễn biến khác, Tập đoàn sữa Fonterra của New Zealand, hôm 24/9, quyết định giảm 70% vốn đầu tư vào Tập đoàn Tam Lộc – tâm điểm của vụ bê bối sữa nhiễm độc Trung Quốc – xuống còn 42 triệu USD. Năm 2005, Fonterra đã đồng ý mua 43% cổ phần của Tam Lộc với giá 107 triệu USD.

Tại một cuộc họp báo ở Auckland, các quan chức của Fonterra đã phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi từ các phóng viên trong suốt một giờ đồng hồ. Họ khẳng định Fonterra không làm gì sai. Tổng Giám đốc Andrew Ferrier cho biết ông quan tâm đến những cáo buộc rằng các đại diện của Tam Lộc biết sữa có vấn đề từ 8 tháng trước.

“Nếu những cáo buộc này được chứng minh là thật, tôi thật sự sốc”.

Ông này một lần nữa nhấn mạnh rằng lần đầu tiên Fonterra hay tin vụ sữa bẩn là vào đầu tháng 8 và đã có hành động tốt nhất bằng cách làm việc với các quan chức Trung Quốc về việc thu hồi sản phẩm.

Ferrier tuyên bố Fonterra không hối tiếc khi đầu tư vào Trung Quốc nhưng thừa nhận rằng nhãn Tam Lộc có thể bị ảnh hưởng tới mức không thể phục hồi.

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn