Tin Tức

Tăng thuế XK gạo, thêm khó khăn cho nông dân

Rate this post

 Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về việc sửa đổi biểu khung thuế xuất khẩu. Dự kiến, thuế xuất khẩu nhiều loại tài nguyên, khoáng sản, gạo… sẽ tăng lên.

Nếu tăng thuế xuất khẩu gạo sẽ chỉ làm khó thêm cho nông dân (Trong ảnh: Lúa của nông dân ĐBSCL dù rớt giá nhưng vẫn ế ẩm)

Tăng thuế xuất khẩu khoáng sản là hợp lý

Việc thay đổi biểu thuế xuất khẩu sẽ được phân chia dựa trên ba nhóm. Nhóm thứ nhất là mặt hàng lúa, gạo khung mức thuế hiện hành từ 0%-3%, dự kiến điều chỉnh lên từ 0%-40%; dầu thô khung mức thuế hiện hành từ 0%-20% và 5%-20%, dự kiến điều chỉnh lên 5%-50%; than đá mức thuế hiện hành từ 1% – 20%, kiến nghị điều chỉnh lên 5% – 45%;…

Nhóm thứ hai, bổ sung một số mặt hàng hiện không thu thuế xuất khẩu vào diện chịu thuế với mức khung thuế suất như: mặt hàng khoáng sản (như pirit sắt chưa nung, đất sét, đá phấn, quặng barit, quặng apatit dự kiến thuế suất là 0%-30%); mặt hàng phân bón dự kiến thuế suất 0%-30%…

Ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, việc điều chỉnh Biểu khung thuế xuất khẩu là cần thiết. Tuy nhiên, cần phải hợp lý, đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp.

Theo ông Dũng, khung thuế suất đối với nhóm hàng chè nên giữ nguyên bởi đây là mặt hàng thuộc thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam và có tính ổn định cao và vì chè không phải là ngành có tỷ suất lợi nhuận cao.

Từ góc độ doanh nghiệp, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết: Năm 2008, thuế xuất khẩu đã tăng 2 lần liên tục: từ 10% lên 15% và từ 15% lên 20%. Do tăng thuế xuất khẩu nên năm 2008 dự kiến TKV sẽ nộp ngân sách trên 5.700 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2007 (2007 lợi nhuận 2.000 tỷ đồng).

Xem Thêm  Báo Thủ tướng vấn đề vượt thẩm quyền

Với mức thuế suất như hiện nay thì dù giá xuất khẩu đã tăng, và đã tăng cường tiết kiệm chi phí, TKV sẽ khó đạt được lợi nhuận như năm 2007. Chính vì vậy, theo TKV, cần phải giữ nguyên mức thuế suất 20% đối với than xuất khẩu như hiện nay.

Sẽ thêm khó khăn cho xuất khẩu gạo

Tổng Cty Lương thực miền Nam thì cho rằng, từ khi áp dụng mức thuế xuất khẩu gạo 0% đến nay, cả nước ngày càng tăng về số lượng và giá trị gạo xuất khẩu. Tiêu thụ được số lượng lớn lúa – gạo hàng hóa trong nông dân, kích thích xuất khẩu, góp phần phát triển ngành nông nghiệp. Hiện tại giá gạo thế giới đang trên đà giảm mạnh.

Các DN xuất khẩu gạo đang gặp khó khăn về đầu ra để tiêu thụ hết số lượng lớn còn tồn kho, nhằm giảm áp lực chịu lãi vay ngân hàng. Việc tăng mức thuế xuất khẩu vào thời điểm hiện nay đồng nghĩa với việc tạo rào cản hạn chế xuất khẩu gạo, sẽ gây cho nông dân thêm nhiều khó khăn do không tiêu thụ được lúa – gạo sản xuất ra.

Theo ông Hoàng Văn Dũng, đối với gạo, gần đây, tuy trên thế giới có những biến động lớn về giá, việc quy định tăng biểu khung thuế là hợp lý. Tuy nhiên, việc tăng một cách đột ngột và lớn như trong dự thảo (tăng từ 0-3% lên 0-40% tức là gấp hơn 13 lần) là quá lớn, cần được xem xét lại.

Thuế thấp trong khi giá chênh lệch cao – Nhà nước thiệt!

Theo Bộ Tài chính, hiện Trung Quốc đã áp dụng mức thuế suất 25% đối với phôi thép, 135% đối với phân bón để hạn chế xuất khẩu; Nga áp dụng thuế xuất khẩu tuyệt đối với mức cao đối với dầu thô, quy đổi ra thuế phần trăm tương đương với mức 40%.

Trong khi đó, do thuế thấp nên 5 tháng đầu năm sản lượng xuất khẩu dầu thô ước đạt 5,7 triệu tấn, bằng 81,8% năm tháng đầu năm 2007, trị giá đạt 4,5 tỷ USD, bằng 134,2% 5 tháng đầu năm 2007; các loại quặng 5 tháng đầu năm 2008 xuất khẩu đạt 878 tấn, bằng 46% năm 2007;…

Chênh lệch giữa giá trong nước và giá xuất khẩu tạo lợi nhuận cao đối với các doanh nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và Nhà nước không thực hiện được việc điều tiết khoản lợi nhuận này.

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn