Tin Tức

Sàn Hà Nội giảm nhiệt

Rate this post

 Liên tiếp trong hơn một tuần qua, chỉ số HaSTC-Index tăng liên tục thu hút sự quan tâm và kỳ vọng lớn của các nhà đầu tư, trong đó khá nhiều nhà đầu tư thành công hơn mong đợi. Nhưng hôm qua 18.10, sàn Hà Nội lại giảm nhiệt, chỉ hiện một màu đỏ.

Ngay đợt 1 của phiên giao dịch ngày 18.10, chỉ số VN-Index giảm 6,36 điểm (khoảng 0,57%) xuống còn 1.094,93 điểm, báo hiệu một ngày không vui của các nhà đầu tư.

Sàn Hà Nội giảm nhiệt sau hơn một tuần “nóng bỏng” – ảnh: Trường Sơn

Hai phiên tiếp theo, thị trường tiếp tục giảm. Kết thúc phiên giao dịch ngày 18.10, có tới 81 mã chứng khoán giảm giá, chỉ có 28 mã tăng giá và 11 mã đứng giá.

 VN-Index rớt còn 1.088,68 điểm, giảm 12,61 điểm, song tổng giá trị giao dịch vẫn đạt trên 1.260 tỉ đồng. Mức độ giảm giá mạnh nhất thuộc về nhóm cổ phiếu (CP) “hàng hiếm”, dẫn đầu là TCT giảm tới 20.000 đồng/CP, xuống còn 400.000 đồng/CP; tiếp đến là BMC giảm 17.000 đồng, xuống còn 561.000 đồng/CP; SFI giảm 8.000 đồng/CP, chốt ở mức 262.000 đồng/CP; các mã DHG, FPT, SJS và VIC giảm với các mức tương ứng 7.000 đồng/CP, 4.000 đồng/CP, 4.000 đồng/CP và 3.000 đồng/CP. Riêng STB trong những phiên điều chỉnh trước đây thường là CP cứu tinh của thị trường do khối lượng giao dịch lớn thì ngày 18.10 cũng đã giảm 2.000 đồng/CP.

Hôm qua 18.10,  HaSTC-Index bắt đầu “hụt hơi” sau hơn một tuần tăng liên tục khi bảng điện tử hiện lên một màu đỏ, 80 trong tổng số 91 mã CP thi nhau giảm giá. Điều này đã kéo HaSTC-Index giảm 7,75 điểm, đóng cửa ở mức 364,85 điểm. Khối lượng giao dịch cũng sụt giảm mạnh so với phiên trước, giá trị giao dịch chỉ còn 513,57 tỉ đồng.

Xem Thêm  Thống nhất tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng

 Trong suốt 3 ngày, từ ngày 15 -17.10, các cổ phiếu “họ Sông Đà” chỉ kiên trì một màu xanh, trong đó có CP tăng giá đến chóng mặt như SD7 khi ngày 15.10 tăng 33.200 đồng/CP, ngày 16.10 tăng tiếp 37.000 đồng/CP, đạt mức 407.100 đồng/CP và ngày 17.10 tăng thêm 40.600 đồng/CP, đạt 447.700 đồng/CP.

Tương tự, SDA cũng tăng từ 202.200 đồng/CP (ngày 15.10) lên 233.100 đồng/CP (ngày 17.10). Ngày 15.10, S64 còn ở giá 122.700 đồng/CP, sau ba ngày (17.10) đã tăng lên 147.300 đồng/CP… Nhưng đến ngày 18.10, các cổ phiếu của “họ Sông Đà” đã rủ nhau quay đầu, giảm giá. SD7 giảm 22.900/CP; SDA giảm 23.000 đồng/CP; S99 tụt 39.300 đồng/CP. S99, SDA đã giảm kịch sàn 10%. Nhiều mã chứng khoán khác trên sàn Hà Nội cũng giảm gần kịch sàn biên độ 10%, trong đó RCL (-28.500 đồng), BVS (-23.900 đồng).

Theo các chuyên gia chứng khoán, sự sụt giảm trên của thị trường là bình thường. Ông Nguyễn Quang Bảo, Phó giám đốc khối Dịch vụ chứng khoán, Công ty chứng khoán Sài Gòn nhận xét: “Thị trường điều chỉnh là đương nhiên, bởi vì không có CP nào cứ lên mãi, chẳng có CP nào cứ xuống mãi, nếu như công ty đó vẫn hoạt động bình thườngä”. Theo ông Bảo, trong trường hợp thị trường giảm ba, bốn phiên liên tục thì mới có thể xác định được xu hướng diễn biến tiếp theo của thị trường. Còn hiện tại, mức giảm như trên chưa nói lên điều gì.

 Đồng quan điểm với ông Bảo, ông Huy Nam – chuyên gia về thị trường chứng khoán cho biết: “Chưa thể nói gì qua một vài phiên giảm nhẹ”.

Theo ông Nam, các CP thuộc hàng “hiếm” giảm giá là chuyện bình thường, vì người ta mua vào, có lãi là bán, mà bán nhiều thì sẽ giảm nhẹ. Hiện tượng một loạt các CP thuộc “họ Sông Đà” tăng giá liên tục trong mấy ngày liền rồi đột ngột quay đầu giảm giá mạnh vào ngày 18.10, liệu có yếu tố làm giá? Chuyên gia Huy Nam cho biết: trên thế giới cũng có những CP thuộc một “họ”, và thông thường khi một loại CP của “họ” đó lên thì kéo theo các CP cùng “họ” nhích theo và khi một CP xuống thì cũng kéo các CP khác giảm theo. Tất nhiên việc làm giá cũng không thể loại trừ nhưng khả năng này là rất ít.

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn