Tin Tức

Phát hiện nhiều loại thuốc giả tinh vi

Rate this post

Thói quen mua bán không hoá đơn, chứng từ như là một tập tục giữa thị trường tân dược. Nay cơ chế kiểm tra chất lượng đi vào khâu hậu kiểm thì chuyện thuốc giả lại càng là thách thức với các nhà quản lý.

Sở Y tế Hà Nội tăng cường kiểm tra việc nhập khẩu, lưu thông thuốc.

Một trong những vụ thuốc giả điển hình được phát hiện trong thời gian qua là viên nang Ampicilin 500mg tại Nghệ An và Quảng Ngãi. Viên nang này, một nửa màu trắng – một nửa màu đỏ, vỉ 10 viên, viên được sắp xếp chéo trên vỉ. Số 06 \ 09 được dập nổi ở một đầu của vỉ thuốc.

Biểu tượng là hình tháp Epphen, có dòng chữ: “Richard distridué par Medipharm – France”. Khi lấy tại nhà thuốc Tiến Lan, chợ Hôm, thị xã Cửa Lò, mẫu thuốc không có phản ứng định tính của Ampicilin. 49 vỉ thuốc giả này tại Nghệ An đã được thu giữ.

Gần 14.000 gói thuốc “Dân tộc cứu nhân vật” là loại thuốc đông y chứa tân được, gây nguy hại sức khoẻ cho người dùng cũng đã được thu giữ. Ngay cả thuốc sốt rét cũng được làm giả.


Từ cây thanh hao hoa vàng trồng và chiết xuất hoạt chất, VN đã sản xuất thành công thuốc Artemisinine (viên nén, viên đạn, Artesunate 50mg (uống) và Artesunate 60mg (tiêm) chữa sốt rét. Còn thuốc viên Artesunate giả trên nhãn in chữ Trung Quốc chưa được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu đã lưu hành tại VN. Khi sử dụng, thuốc này không đáp ứng hiệu quả điều trị, gây nguy hại cho sức khoẻ người bệnh.

Xem Thêm  Vì sao chưa xử lý xe vi phạm qua "hộp đen"?

Ngoài ra, trong năm 2007, một loạt các loại thuốc không đạt tiêu chuẩn, không đúng thành phần đăng ký, không đủ hàm lượng khác cũng đã được phát hiện và phải thu hồi: Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng Fitovit Syrup 120ml, NeBAMIN, viên nang Erythromycin 250mg, viên nang Tuxcap, thuốc ho A tử hoàn – 6g, thuốc bột Kiện vị tán Rạng Đông – 50g viên bao Pantoliv, thuốc Siro Oziavit…

Cục Quản lý dược vừa có văn bản yêu cầu các sở y tế cần xây dựng và thực hiện hệ thống hồ sơ sổ sách thích hợp để đảm bảo luôn truy tìm lại được nhà sản xuất gốc, nhập khẩu và phân phối trung gian, những người đã mua. Các thông tin này phải luôn có sẵn để cung cấp cho cơ quan quản lý và người sử dụng dù ở đầu hay cuối kênh phân phối.


 Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc các trường hợp mua bán và sử dụng thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu, thuốc mua bán không có hoá đơn chứng từ hợp lệ, thuốc hết hạn sử dụng. Đặc biệt tập trung vào các Cty và cơ sở bán lẻ thuốc là tuyến cuối phân phối thuốc đến tay người sử dụng.

Làm được những điều này đều không dễ, bởi theo một lãnh đạo Bộ Y tế thì: Các loại thuốc giả chỉ được phát hiện khi đã lưu hành trên thị trường, và cũng rất khó truy tìm nguồn gốc.


Hầu hết được phát hiện ra khi nhà sản xuất nghe phản hồi thông tin sử dụng thuốc không hiệu quả, đi kiểm tra thì mới biết đã có thuốc bị làm giả. Hơn nữa, thói quen mua bán thuốc không có hoá đơn chứng từ là tình trạng chung, mà việc thay đổi một “tập tục” không hề đơn giản!

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn