Tin Tức

Phân biệt bồi thường nhà nước, bảo đảm tài chính và một số vấn đề về áp dụng cơ chế giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước, bảo đảm tài chính trong hoạt động thi hành án dân sự

Rate this post

1. Khái quát về bồi thường nhà nước và bảo đảm tài chính
Hiện nay, pháp luật quy định khi quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm phạm do hoạt động của người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động thi hành án dân sự sẽ được giải quyết bằng hai cơ chế bồi thường nhà nước và bảo đảm tài chính. Bồi thường nhà nước và bảo đảm tài chính được điều chỉnh và thực hiện theo trình tự, thủ tục khác nhau, tuy nhiên, trong thực tiễn thời gian qua, nhiều cơ quan thi hành án dân sự địa phương vẫn còn có sự nhầm lẫn trong việc áp dụng cơ chế bồi thường nhà nước và bảo đảm tài chính để thi hành án, dẫn đến việc lập sai, lập thiếu hồ sơ gây kéo dài việc giải quyết bồi thường. Vì vậy, bài viết này sẽ tập trung phân tích sự khác nhau khi thực hiện bồi thường nhà nước hoặc bảo đảm tài chính trong hoạt động thi hành án dân sự.
Về bản chất, bồi thường nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự là trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của công chức cơ quan thi hành án dân sự gây ra trong quá trình tổ chức thi hành án. Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là trách nhiệm pháp lý thay thế, theo đó Nhà nước với tư cách là bên sử dụng lao động, có trách nhiệm bồi thường khi cán bộ, công chức do mình quản lý có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Trong khi đó, bảo đảm tài chính để thi hành án là việc ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho cơ quan, tổ chức hoạt động hoàn toàn bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp phải thi hành án đã áp dụng mọi biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn không có khả năng thi hành án thì ngân sách nhà nước bảo đảm nghĩa vụ thi hành án. Cơ chế bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án xuất phát từ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, bao gồm cả cơ quan thi hành án dân sự hoạt động bằng nguồn ngân sách Nhà nước. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà phát sinh nghĩa vụ phải thi hành án, bản thân các cơ quan đã áp dụng các biện pháp theo quy định pháp luật để thi hành án mà không đủ thì ngân sách nhà nước cấp kinh phí theo trình tự, thủ tục bảo đảm tài chính để thi hành án.
Như vậy, bảo đảm tài chính là trách nhiệm sau cùng khi cơ quan thi hành án dân sự phải thi hành án không còn đủ khả năng thi hành án thì ngân sách nhà nước cấp phần kinh phí còn lại để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án. Còn đối với bồi thường nhà nước, đó là trách nhiệm pháp lý thay thế cho cán bộ, công chức do cơ quan thi hành án dân sự quản lý có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tổ chức thi hành án gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Vấn đề phân biệt giữa bồi thường nhà nước và bảo đảm tài chính trong THADS đã được quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2016/TTLT-BTP-BTC ngày 10/6/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án, cụ thể, tại khoản 2 Điều 4 quy định: “Trường hợp nghĩa vụ thi hành án của cơ quan, tổ chức phát sinh do người thi hành công vụ gây ra và đã được giải quyết theo trình tự, thủ tục bồi thường nhà nước thì việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước”.
Theo quy định trên, pháp luật hiện nay đang phân biệt bồi thường nhà nước và bảo đảm tài chính trong thi hành án dân sự dựa trên tiêu chí về trình tự, thủ tục thực hiện. Có thể cùng một dạng nghĩa vụ thi hành án, nhưng trước đó đã được giải quyết theo trình tự, thủ tục bồi thường nhà nước thì việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
2. Tiêu chí phân biệt bồi thường nhà nước và bảo đảm tài chính trong hoạt động thi hành án dân sự
Từ những khái quát về bản chất đặc trưng của cơ chế bồi thường nhà nước và bảo đảm tài chính như đã phân tích ở trên, có thể thấy bồi thường nhà nước, bảo đảm tài chính có những tiêu chí khác biệt cơ bản như sau:
Thứ nhất, cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự trong công tác bồi thường nhà nước bao gồm: (1) Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, (2) Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật TNBTCNN, (3) Thông tư 09/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục bồi thường nhà nước, (4) Thông tư 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
Cơ sở pháp lý để thực hiện bảo đảm tài chính trong hoạt động thi hành án dân sự: hiện nay, nội dung bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án được quy định tại Điều 65 Luật THADS năm 2014, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (Điều 39 đến Điều 42) và Thông tư liên tịch số 07/2016/TTLT-BTP-BTC ngày 10/6/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án.
Ngoài ra, vấn đề này còn được điều chỉnh bởi một số các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan như: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017; Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP; Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/09/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Cụ thể, tại Điều 65 Luật Thi hành án dân sự đã quy định: “Trường hợp cơ quan, tổ chức hoạt động hoàn toàn bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp phải thi hành án đã áp dụng mọi biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn không có khả năng thi hành án thì ngân sách nhà nước bảo đảm nghĩa vụ thi hành án…”
Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 07/2016/TTLT-BTP-BTC ngày 10/6/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nướcđể thi hành án đã quy định về phạm vi bảo đảm tài chính: “Trường hợp nghĩa vụ thi hành án của cơ quan, tổ chức phát sinh do người thi hành công vụ gây ra và đã được giải quyết theo trình tự, thủ tục bồi thường nhà nước thì việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước”.
Căn cứ theo các quy định nêu trên, việc cấp kinh phí bảo đảm tài chính để thi hành án được áp dụng đối với các bản án, quyết định của Tòa án có nội dung giải quyết bồi thường mà trước đó chưa được xem xét, thụ lý giải quyết theo quy trình của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước.
Đối với những bản án, quyết định có nội dung giải quyết bồi thường của Tòa án thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước theo quy định tại Điều 21 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, đã có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự theo Điều 12 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước mà người yêu cầu bồi thường khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 52 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì việc cấp kinh phí bồi thường nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Thứ hai, về cơ chế cấp kinh phí để thi hành nghĩa vụ bồi thường của cơ quan thi hành án dân sự theo bản án, quyết định của Tòa án.

Thủ tục pháp luật

Xem Thêm  Hà Nội kỷ luật gần 1.000 đảng viên

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn