Tin Tức

Nữ PV dự tuyển lấy chồng Hàn Quốc – (Kỳ 4): Chủ tịch UBND xã Phả Lễ

Rate this post

Xung quanh vấn đề lấy chồng Hàn Quốc, Chủ tịch UBND xã Phả Lễ, ông Lê Khắc Dũng có cuộc trao đổi thẳng thắn, cởi mở qua điện thoại với PV .

>> Nữ phóng viên dự tuyển lấy chồng Hàn Quốc – Kỳ I: Đêm trong nhà mối

>> PV dự tuyển lấy chồng Hàn – (Kỳ 2): Ra mắt rể Hàn

>> Nữ PV dự tuyển lấy chồng Hàn (Kỳ 3): Hạnh phúc mong manh


Tôi cũng xếp vào nguy cơ ế vợ

Theo ông, những nguyên nhân nào dẫn đến việc các cô gái nông thôn đua nhau đi lấy chồng nước ngoài?

Một lý do mà ai cũng nhìn thấy rõ là kinh tế. Nhiều cô gái do gia đình khó khăn nên muốn lấy chồng nước ngoài và họ thường được các mối vẽ ra viễn cảnh tươi sáng ở phía trước. Còn lý do nào nữa tôi không nắm rõ.

Các ứng viên đang dự sơ tuyển lấy chồng Hàn Quốc – (Ảnh: L.Tr)

Nghe nói con trai trong làng rơi vào tình trạng ế vợ, thực hư thế nào thưa ông?

Vì các cô gái đua nhau đi lấy chồng nước ngoài nên con trai bị ế vợ, chính tôi sinh năm 1974 cũng chưa có vợ.

Mai mối và tuyển chọn thế này làm mất phẩm giá phụ nữ Việt Nam 

Trước đây, hầu hết các cô gái lấy chồng Hàn Quốc đều do bố mẹ hướng dẫn, sắp đặt.

Đa số nhận thức của người dân còn kém và do kinh tế khó khăn, các ông bố bà mẹ chỉ nghĩ đơn giản là cho con đi lấy chồng nước ngoài để cải thiện kinh tế, không biết sang đó sẽ sướng hay khổ. Nhưng giờ thì việc lấy chồng nước ngoài là do tự bản thân các cô gái đó đi tìm mối và dự tuyển chồng.

Hội phụ nữ của huyện đã can thiệp rất nhiều, tổ chức rất nhiều các chương trình truyền thông về tận từng xã nhưng kết quả thu được chẳng đáng là bao, người ta vẫn đua nhau đi lấy chồng nước ngoài.

Riêng hai xã Lập Lễ và Phả Lễ đã có rất nhiều chương trình truyền thông, xây dựng cả câu lạc bộ phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em, tổ chức các buổi tư vấn nhưng rất khó.

Về phương diện thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, thì việc lấy chồng không có tình yêu mà chỉ thông qua mai mối, tuyển chọn thế này làm mất phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam.

Bà Phạm Thị Huần, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Thủy Nguyên

Các cô gái lấy chồng nước ngoài chiếm tới 70% tỷ lệ kết hôn trong thanh niên toàn xã. Tương đương với con số đó, cũng có tới 70% trai làng phải đi làng khác, tỉnh khác để tìm vợ.

Vậy chính quyền xã có khuyến khích con gái lấy chồng nước ngoài không?

Pháp luật không cấm, nhưng xã không khuyến khích. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật, hôn nhân là sự tự nguyện của hai bên, cấm các hình thức môi giới.

Quan điểm của cá nhân ông về vấn đề này?

Với tư cách của  một người con trai, một người đàn ông tôi thực sự không muốn.

Ông có biết mối Lừng không?

Ở Phả Lễ không ai là không biết. Cả thành phố Hải Phòng tôi không dám chắc nhưng riêng huyện Thuỷ Nguyên, nói đến bà Lừng ai cũng biết.

Những cô gái trong độ tuổi lấy chồng, học vừa vừa mà có nhu cầu lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan đều biết bà ấy. Mối Lừng hoạt động từ những ngày đầu có phong trào lấy chồng nước ngoài ở địa phương.

Chính quyền xã không làm được gì đâu

Thế hoạt động của bà Lừng có bất hợp pháp không?

Điều này tôi không dám trả lời, vì cũng có nhiều cơ quan an ninh về làng hỏi thăm, kể cả tôi cũng phối hợp với đội chính trị của huyện, nhưng chưa có kết luận gì.

Vậy rủi ro các cô gái lấy chồng ngoại gặp phải thì ai giải quyết, có liên quan đến chính quyền xã không?

Có. Tất nhiên những cô gái khi lấy chồng gặp rủi ro trở về thì chính quyền xã phải phối hợp với các bộ phận liên quan để giải quyết.

Hiện nay, T.Ư Hội phụ nữ và các cấp chính quyền thành phố đã quan tâm giải quyết việc làm cho một người bỏ về (trong số 5 người bỏ về).

Vậy chính quyền xã xử lý thế nào với bà Lừng khi bà môi giới hôn nhân với người nước ngoài bất hợp pháp?

Cái đó có nhiều cơ quan pháp luật làm rồi, đến giờ vẫn tiếp tục làm.

Xem Thêm  Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Nghĩa là cơ quan pháp luật đã vào nhà bà Lừng, đã kiểm tra và cấm hoạt động môi giới lấy chồng nước ngoài của bà ấy?

Có rồi. Tất nhiên, pháp luật có quy định hôn nhân là tự nguyện, cấm thông qua các hoạt động môi giới, nhưng mình chỉ là cấp xã thấp cổ bé họng không làm được gì đâu.

Chính quyền xã là cơ quan trực tiếp quản lý nhân khẩu trong địa phương, nhưng lại không làm được gì là thế nào?

Tại vì họ (mối) không trực tiếp và ít khi làm ở địa bàn xã. Họ chuyển địa điểm liên tục, không hoạt động cố định ở một địa điểm nào.

Vậy như mối Lừng thì trong bao lâu người ta chuyển địa điểm một lần?

Không nắm được. Có thể năm, bảy lần mỗi tháng, có thể tháng chục lần, có thể tháng không chuyển lần nào. Họ hoạt động không riêng gì trong địa bàn Hải Phòng mà còn đi đến các vùng khác.

Vậy trong xã mình có bao nhiêu mối tất cả?

Ví dụ giờ mình có một công ty lớn thì mình phải có một đại lý chính và các đại lý nhỏ khác. Bà Lừng ở đây giống như đại lý chính và các mối dẫn kia là đại lý nhỏ dẫn về. Nếu tính trung bình trong huyện Thuỷ Nguyên thì mỗi xã có một vài người. Riêng xã Phả Lễ và Lập Lễ  thì nhiều.

Hoạt động mờ ám, lắm chiêu, nhiều kế

Thế xã mình nắm được số liệu và quản lý được các mối đó không?

Không quản lý được đâu. Nếu nắm được thì đã xử lý theo quy định pháp luật rồi. Mình chỉ nắm được thông tin, không nắm được cụ thể. Vì nó hoạt động như mafia, có tổ chức hẳn hoi.

Nghĩa là các mối đó hoạt động ngoài sự quản lý của chính quyền xã?

Chắc chắn như thế.

Chính quyền xã có bao giờ phối hợp với các lực lượng chức năng khác để tiến hành kiểm tra xử lý các đối tượng nghi ngờ chưa?

Có. Chúng tôi vẫn thường thông tin liên lạc và có đề nghị công an huyện về kiểm tra, xử lý. Tuần trước, chúng tôi có đến kiểm tra một gia đình, nhưng người ta nói là người thân ở nước ngoài về ngồi chơi uống nước và các chị em đến hỏi thăm nên không xử lý được. Họ lắm trò lắm.

Vậy sao các anh không thử ngụy trang một lần xâm nhập kiểm tra, xử lý?

Công an huyện chưa làm nổi mà chính quyền xã chúng tôi thì quen mặt nhau hết, khó làm.

Trong khi chính quyền xã không ủng hộ, các tổ chức môi giới vẫn hoạt động ngang nhiên và các cô gái vẫn qua môi giới lấy chồng nước ngoài. Vậy, chính quyền xã đã có biện pháp ngăn chặn nào chưa?

Câu này cô hỏi tôi thì tôi hỏi ai?

Cảm ơn ông.

Bi hài với nam thanh niên làng: Tỷ lệ nam – nữ thanh niên: 15/8

Theo Bí thư Đoàn xã Lập Lễ (Thủy Nguyên), anh Vũ Đình Đông, tỷ lệ con trai con gái trong xã hiện nay là 15 nam/8 nữ. Trai làng muốn lấy được gái làng thì người đó phải hội tụ nhiều ưu điểm như: Đẹp trai, con nhà giàu, nói chuyện có duyên, học giỏi…

Nếu không hội đủ điều kiện trên hiển nhiên chàng trai đó phải đi sang làng khác, vùng khác, tỉnh khác để kiếm vợ. Anh Đông cho rằng việc lấy chồng Hàn Quốc trở thành phong trào ở xã nên khó ngăn chặn.

Vợ sắp cưới bí mật dự tuyển chồng Hàn Quốc

Tuy nhiên, anh Đông tâm sự, đẹp trai con nhà giàu chưa chắc giữ được người mình yêu. Trong xã đã xảy ra nhiều trường hợp, sắp đến ngày cưới, thậm chí còn một tuần nữa là tổ chức đám cưới, cô dâu bí mật đi dự tuyển lấy chồng Hàn Quốc, trúng tuyển và đã bỏ ngang đám cưới để đi theo anh chồng Hàn Quốc. Vì thế, nhiều chàng trai lẽ ra đã có vợ đã phải rơi vào cảnh quả phu.

Xã có nhiều buổi tuyên truyền tư vấn về nạn buôn bán phụ nữ, về những rủi ro khi lấy chồng xa xứ cho các cô gái trẻ nhưng hầu như không có tác động nào cụ thể.

Hơn 90% các cô gái vẫn quyết tâm lấy chồng ngoại. Có những cô gái mới mười bảy tuổi rưỡi đã đi dự tuyển lấy chồng Hàn Quốc và chờ đến khi đủ 18 tuổi để cưới.

Anh Đông cũng bày tỏ bức xúc vì xã Lập Lễ mang đặc thù của nghề đi biển, con trai đi theo con nước, mùa trăng mới về làng, con gái chưa đủ lớn đã đi lấy chồng ngoại hết nên công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở đây rời rạc, không tập hợp được thanh niên.

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn