Tin Tức

Những doanh nghiệp xem thường pháp luật: Đủ cách chống chế

Rate this post

Ông Nguyễn Huy Cận, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch LĐLĐ TPHCM:

Pháp luật đã không được tuân thủ

Với gần 1,5 triệu người, đội ngũ CNLĐ của TP đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của TP nói riêng và cả nước nói chung. Nhận thức được điều đó, nhiều DN chăm lo tốt cho người lao động (NLĐ) và phát triển ổn định. Nhưng ở một số DN, CNLĐ chưa được nhìn nhận xứng đáng với những đóng góp của mình. Những vi phạm của các công ty này đã được tổ chức CĐ TP thông báo kịp thời nhiều lần cho các cơ quan chức năng và kiến nghị có biện pháp kiên quyết xử lý để bảo đảm quyền lợi của NLĐ.

Đơn cử như mới đây thôi, khi phát hiện giám đốc Công ty Vina Haeng Woon Industry có những hành vi tẩu tán tài sản trong khi đang nợ lương, BHXH của công nhân (CN), chủ tịch CĐ cơ sở đã có báo cáo với các cơ quan chức năng nhưng cuối cùng giám đốc công ty đã biến mất khiến hàng trăm CN rơi vào cảnh trắng tay, hàng chục CN không còn tiền trả cho chủ nhà trọ. Chúng tôi thật sự day dứt khi quyền lợi của hàng ngàn lao động đã bị các chủ DN nhẫn tâm tước bỏ. Chúng ta có đủ chế tài, nhưng pháp luật đã không được thực thi đồng bộ và hậu quả là CNLĐ phải gánh chịu. Nếu thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, sẽ nâng cao lòng tin của CN vào pháp luật, chính quyền và giảm đi những hành vi tự phát để bảo vệ quyền lợi của mình.

  Ông Lê Hiếu Đằng, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TPHCM:

Cần xem lại hiệu lực quản lý của chính quyền

Tình trạng một bộ phận CN hiện nay là quá cực khổ. Tiền lương thấp, vật giá leo thang, lại bị chủ DN quỵt lương, không đóng BHXH, thậm chí có nhiều CN đã bị chủ nhà “trục xuất” khỏi nhà trọ do không có tiền trả tiền thuê nhà. Trách nhiệm này thuộc về ai? Chúng ta có cả hệ thống các cơ quan từ cơ sở đến TP với đủ ban, ngành mà vẫn để tình trạng DN vi phạm pháp luật ngang nhiên như vậy thì cần phải xem lại hiệu lực quản lý của chính quyền.

Xem Thêm  1.001 con đường trở thành… gái bao

Theo dõi thông tin qua báo chí, tôi thấy tình trạng một số DN vi phạm nghiêm trọng pháp luật lao động, nợ lương, nợ BHXH và sau đó bỏ trốn chủ yếu xảy ra tại một số DN Hàn Quốc. Chính quyền TPHCM cần làm việc trực tiếp với Tổng Lãnh sự Hàn Quốc để có biện pháp yêu cầu các chủ DN đã bỏ trốn phải quay lại để giải quyết quyền lợi của CN cũng như các khoản nợ dân sự khác. Chúng ta mở cửa đón nhận những nhà đầu tư chân chính, tạo việc làm, thu nhập cho người dân, chứ không hoan nghênh những nhà đầu tư chụp giật kiểu đó.

Ông Nguyễn Văn Minh, Phó Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TPHCM:

Pháp luật đang bị vô hiệu hóa?

Việc DN nợ lương, BHXH trong thời gian dài, rồi sau đó bỏ trốn đã được công luận phản ánh từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết rốt ráo. Vì sao CN phải gánh chịu hậu quả như thế, trong khi họ chỉ biết cần mẫn bán sức lao động để kiếm sống và không có đủ điều kiện, quyền lực để đòi quyền lợi chính đáng của mình. Lấy ví dụ trường hợp Công ty Kwang Nam, từ năm 2003 đến nay, HĐND đã từng giám sát việc thực hiện pháp luật lao động tại công ty này và có ý kiến yêu cầu chính quyền phải xử lý dứt điểm vụ việc, không để nợ BHXH dây dưa, kéo dài, gây thiệt hại cho người lao động. Thế nhưng, đến nay, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp, công ty này vẫn cố tình thách thức pháp luật. Phải chăng, pháp luật của chúng ta đang bị giễu cợt, vô hiệu hóa?

Luật sư Trần Văn Phước, Đoàn Luật sư TPHCM:

Đủ quy định chế tài

Pháp luật quy định rất rõ, ngoài việc xử phạt hành chính, nếu DN không thực hiện việc chấn chỉnh các sai phạm thì cơ quan chức năng cấp quận kiến nghị với cơ quan chức năng cấp TP tiếp tục kiểm tra, xử phạt. Nếu DN vẫn ngoan cố thì đề nghị UBND TP chỉ đạo các ngành liên quan rút giấy phép hoạt động.

N.Dương ghi

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn