Tin Tức

Nhiêu khê với “giấy hồng”, “giấy đỏ”

Rate this post

Pháp luật về nhà, đất trước giờ luôn quy định rõ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận và thời hạn giải quyết. Nhưng trên thực tế, người dẫn hãy còn vất vả, ngao ngán với những yêu cầu vô lý hoặc sự trễ nãi quá đáng.

Cả phường lẫn quận đều “ngâm”

hình minh họa

Đầu tháng 5 này, bà NTO (ngụ ở quận 1) nộp hồ sơ xin chuyển quyền sử dụng đất và được quận Thủ Đức hẹn “thông báo kết quả” vào tận tháng 7 (gần hai tháng trờ).

Bà NTL (ngụ ở phường Hiệp Bình Chánh), quận Thủ Đức) cũng chẳng sướng hơn khi hồ sơ xin cấp “giấy đỏ” của bà mất hơn ba năm “nằm” ở phường rồi mới được chuyển lên quận.

Đến quận, bà được hẹn hơn ba tháng sau trở lại để nhận thông báo kết quả, tức có thể được mà cũng có thể… không!

Theo Quyết định 38 năm 2000 của UBND TP.HCM, thời hạn đăng bộ nhà, đất là năm ngày. Nghị định 181 năm 2004 của Chính phủ quy định thời hạn này tối đa là 17 ngày.

Còn theo Quyết định 54 ngày 30-3-2007 của UBND TP.HCM, thời hạn cấp mới “giấy đỏ” chỉ mất tối đa 30 ngày. Vì sao Thủ Đức lại kéo rê thành 40 và 65 ngày?

Thật bất ngờ khi ông Trần Văn Bình, Phó phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) quận Thủ Đức, cho biết: Đến thời điểm này (tức gần một tháng kể từ ngày Quyết định 54 được ban hành) quận Thủ Đức mới chuẩn bị cho việc thực hiện Quyết định 54 (!).

Ông Bình thừa nhận nội dung hẹn “trở lại” để được thông báo kết quả” còn “mông lung” vì người dân còn có thể phải bổ sung hồ sơ theo yêu cầu chứ chưa chắc đã được giải quyết.

Đòi hỏi… đánh đố

Tháng 2-2006, ông ĐVC (ngụ ở phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân) nộp hồ sơ xin hợp thức hóa căn nhà mua hồi năm 2001. Sau 10 tháng chạy tới chạy lui, ông nhận được bản photo “giấy đỏ” kèm theo thông báo đóng tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà, đất.

Tưởng chỉ cần nộp tiền là xong, ai dè quận buộc ông phải đi tìm người bán nhà để làm thủ tục tách thửa. Ông C. thắc mắc: “Đã cấp được giấy còn tách thửa gì nữa? Bán nhà xong, chủ cũ đi đâu tôi biết đằng nào mà tìm!”.

Xem Thêm  Lộ thông, tài thông

Bà Phạm Thị Ngọc Diệu, Chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa A, cho biết: Nếu không tìm được người chủ cũ, ông C. có thể báo lại để phường có biện páhp can thiệp. Phường sẽ gửi thư mời người chủ cũ đến làm việc và nếu người này không đến thì sau 30 ngày niêm yết thông báo mà không có khiếu nại gì, phường sẽ trình quận giao “giấy đỏ” cho ông C.

Hóa ra vụ việc không phải chỉ có một lối ra duy nhất như yêu cầu của “đời” chủ tịch phường trước đó. Vậy mà ông C. đã phải mất hơn năm tháng vẫn chưa thể lấy “giấy đỏ” về.

“Quan” xác nhận sai, dân lãnh hậu quả

Năm 2006, bà NTBK làm thủ tục “bán” miếng đất mà bà vừa được UBND huyện Long Thành (Đồng Nai) cấp “giấy đỏ”. Cứ tưởng thủ tục chuyển nhượng… “dễ ợt” với giấy chứng nhận còn mới toanh nhưng không phải vậy.

Theo Phòng TN&MT huyện Long Thành, do thực tế không khớp với bản đồ địa chính khu đất nên bà chưa được sang tên đất Bà K. phàn nàn: “Chính Phòng TN&MT huyện đã thẩm tra, xác nhận và căn cứ vào bản vẽ đất do tôi cung cấp để cấp “giấy đỏ” cho tôi. Giờ lại bảo sai là sao?.

Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng TN&MT huyện Long Thành, nhìn nhận: Vì được vẽ theo hướng dẫn của chủ đất nên các bản vẽ thường có sai sót về ranh giới. Đúng là phòng có kiểm tra nhưng làm không xuể… Để khắc phục, bà K. có thể đề nghị phòng điều chỉnh lại đúng diện tích, đúng ranh giới thửa đất (thời hạn giải quyết khoảng 30 ngày).

Hoặc bà K. phải chấp nhận mất đi một ít đất so với thực tế để sửa lại hợp đồng chuyển nhượng cho phù hợp. Rõ ràng là nếu ngay từ đầu Phòng TN&MT làm việc kỹ lưỡng hơn thì giờ bà Kiều đâu phải hao công, tốn sức với những rắc rối phát sinh.

Tương tự, ông LVL (ngụ ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cũng không hài lòng về bản vẽ đấtr do chính quyền thiết lập. Khi tiến hành lập bản đồ mới thay thế bản đồ năm 1999, cán bộ đo đạc đã không thông báo đến các hộ dân để xác minh ranh giới từng thửa ruộng, dẫn tới những sai lệch về ranh giới, đặc điểm vùng đất trong tờ bản đồ số 2, 3 của xã.

Từ đó người dân gặp rất nhiều khó khăn khi đi làm “giấy đỏ”, chuyển nhượng, thừa kế đất. Họ phải đo vẽ lại, hoặc phải mất từ năm đến bảy tháng đi điều chỉnh những sai lệch, hoặc phải chấp nhận bỏ phần đất dư giữa bản vẽ với “giấy đỏ”…

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn