Người Mỹ sống chung không kết hôn vì sợ… thuế
– Yêu đương, kết hôn là lẽ đương nhiên của một người bình thường. Thế nhưng, đối với nhiều người Mỹ thì khâu thứ hai quan trọng thường bị bỏ qua, ngày càng có nhiều người Mỹ sống với nhau mà không cần hôn nhân.
Hôn nhân không giá thú đang là sự lựa chọn của nhiều người Mỹ |
Báo cáo kết quả cuộc tổng điều tra dân số Mỹ năm 2003 cho thấy, cả nước có 4,6 triệu cặp vợ chồng không hôn thú, trong khi năm 1996 mới có 2,9 triệu cặp.
Phó giáo sư Xã hội học Mariam Wilet ở ĐH Ilinois, nói: “Nhiều người vẫn tưởng rằng, khi có một tình cảm sâu nặng và nghiêm túc với một người khác giới là có thể tiến tới kết hôn, nhưng họ đã lầm”.
Khi tiếp xúc với nhiều cặp vợ chồng nguyện gắn bó với nhau suốt đời, bà phát hiện ra rằng phần lớn họ không kết hôn. Qua tìm hiểu thì đó không phải là kế sách tạm thời, cũng không phải là sống thử, tình cảm giữa họ gắn kết hệt như những cặp vợ chồng có kết hôn đàng hoàng.
Bà rất ngạc nhiên khi thấy rằng không phải chỉ những người U20 tôn thờ chủ nghĩa hiện đại mới sống với nhau mà không kết hôn!
Hiệp hội những người về hưu Mỹ (AARP) đã tiến hành điều tra những người độc thân trong độ tuổi 40 – 69 thì thấy, chỉ có 8% coi tìm đối tượng để kết hôn là lý do để tham gia hoạt động giao lưu kết bạn, 49% cho rằng họ hẹn hò để tìm được người trò chuyện và làm tình – nói cách khác là bạn tình sống chung mà không hôn nhân.
Do số người không kết hôn ngày càng tăng nên ngày càng có nhiều công ty, chính quyền bang và địa phương dành những chính sách phúc lợi cho những cặp sống với nhau không cần có kết hôn.
Tổ chức bảo vệ quyền lợi cho những người đồng tính lớn nhất nước Mỹ là Quỹ “Mặt trận nhân quyền” (Human Rights Campaign) cho biết, bang New York đã dành chế độ bảo hiểm y tế cho các cặp bạn đời cả dị tính và đồng tính.
Vậy vì sao người Mỹ lại lựa chọn việc sống với nhau mà không kết hôn? Erison Heiki năm nay 30 tuổi, hiện là nghiên cứu sinh xã hội học ở ĐH Colorado, có một người bạn trai 31 tuổi đang sống chung là giáo viên.
Erison cho biết: “Chúng tôi không kết hôn là để bày tỏ không chấp nhận việc xã hội kỳ thị những cặp vợ chồng đồng tính. Chúng tôi cho rằng việc cho những cặp vợ chồng bình thường được hưởng chế độ phúc lợi xã hội trong khi lại từ chối những cặp khác là một kiểu kỳ thị về mặt bản chất”.
Nam tài tử điện ảnh nổi tiếng Brad Pitt hồi năm 2006 đã nói với phóng viên tạp chí “Esquire”, mặc dù anh và nữ minh tinh Angiela Julie đã có 4 con đẻ lẫn con nuôi, song hai người sẽ không xem xét việc kết hôn trừ phi những người đồng tính được phép kết hôn.
Mặt khác, người Mỹ khi kết hôn không chỉ xem xét yếu tố tình yêu, kinh tế cũng là một nhân tố quan trọng phải tính đến. Nhiều cặp bạn tình lựa chọn sống chung với nhau mà không kết hôn không phải chỉ vì có quan niệm cởi mở về tính dục mà vì tránh phải nộp thêm một khoản tiền thuế khá lớn so với những người không kết hôn.
Luật thuế Mỹ quy định: Nếu hai người sống chung mà không kết hôn thì được tính thuế theo hai cá thể, nhưng nếu có hôn thú thì thu nhập để tính thuế sẽ bị gộp lại.
Hai cách tính thuế này có sự chênh lệch rất lớn. Ví dụ, hai người sống chung không kết hôn có thu nhập 24 ngàn USD/người thì mỗi người phải nộp 3.604 USD tiền thuế, cộng lại là 7.208 USD. Nhưng nếu có kết hôn thì mức tiền thuế phải nộp tính theo mức 48 ngàn USD sẽ là 7.942 USD, tức là phải nộp hơn trước 734 USD!
Cũng có một số người cho rằng, hôn nhân là sản phẩm của chế độ phụ quyền. Họ phản đối sự can thiệp vào hôn nhân của chính quyền và giáo hội. Đương nhiên cũng có cả nhân tố tình cảm cá nhân.
Lesley Bream, nhà công tác xã hội 31 tuổi nói: “Rất nhiều người thích cảm giác thuần khiết của việc sống chung không kết hôn, như thế càng dễ thể hiện tình cảm với nhau, đồng thời có được thế giới riêng tư”.
Cuối cùng, với nhiều người, việc không kết hôn chả trở ngại gì đến việc nuôi con, như nhiều trường hợp không hôn thú đã sống chung với nhau 15 năm mà Lesley đã nghiên cứu.
Thủ tục pháp luật