Người chiến thắng là kẻ biết thích ứng
Quá trình Đổi mới nói chung, và sử dụng ‘Bàn tay Nhà nước » trong quản lý phát triển KT-XH của Việt Nam nói riêng, dù muốn hay không, ít hoặc nhiều, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt hoặc lâu dài đã, đang và sẽ chịu ảnh hưởng của những xu hướng phát triển và tư duy mới về vai trò Nhà nước mang tính toàn cầu chung…
>> Phần 1: Tư duy mới về bàn tay Nhà nước
Câu chuyện thành công của VN
Thực tế cho thấy, « Bàn tay Nhà nước Việt Nam » về cơ bản đã đón nhận và bắt nhịp được với các xu thế chung của thế giới, nhờ đó đã góp phần chèo lái đúng hướng và vững vàng con thuyền kinh tế Việt Nam vượt bao thác ghềnh, khó khăn to lớn, chưa có tiền lệ của dân tộc, để ngày càng củng cố thế và lực trên hành trình vươn ra đại dương, hội nhập cùng bạn bè năm châu, bốn biển …
Bàn tay Nhà nước Việt Nam thường bộc lộ tập trung và có thêm cơ hội hoàn thiện hơn khi xảy ra các chấn động kinh tế-tài chính mạnh trong và ngoài nước, như những năm 1986-1992, 1997-2000 và những năm 2007-2008. Khi đó, Việt Nam đã phát huy sức mạnh tích cực của toàn bộ hệ thống chính trị để xử lý các nguyên nhân và hậu quả của lạm phát cao hoặc các biến cố thị trường bộc phát, giữ vững sự ổn định chung của đời sống KT-XH đất nước.
|
Động lực và uy tín “thương hiệu Việt Nam” đang ngày càng được củng cố trong sự nhìn nhận và lựa chọn của thế giới – Ảnh: tintuc.xalo.com |
Đặc biệt, lần đầu tiên, năm 2008 chính phủ đã dũng cảm nhận thức lại mục tiêu và yêu cầu quản lý Nhà nước khi chủ động khẳng định ưu tiên trước mắt là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, kể cả phải giảm bớt tốc độ tăng trưởng GDP… từ đó, đã có sự chỉ đạo tập trung, nhất quán hơn và sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cấp, ngành và địa phương, sử dụng đồng bộ và linh hoạt hơn các giải pháp hành chính và thị trường theo hướng toàn diện, “sốc ” và đúng đắn hơn…
Nhờ vậy từ nửa cuối năm 2008, áp lực lạm phát, thâm hụt thương mại và thanh toán đã có dấu hiệu giảm bớt, dự trữ ngoại tệ được bảo tồn và tăng thêm, thị trường nội tệ và ngoại tệ đã có sự ổn định trở lại, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản có sự phục hồi dần, sự mở rộng các mặt hàng xuất khẩu là rất ấn tượng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp) rất khả quan, động lực và uy tín “thương hiệu Việt Nam” đang ngày càng được củng cố trong sự nhìn nhận và lựa chọn của thế giới; …
Đặc biệt, ông Alain Greenspan – nguyên Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, người được mệnh danh là “thầy phù thủy của kinh tế Mỹ”-cho rằng: Chính phủ Việt Nam đã đi đúng hướng trong việc áp dụng 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), ông James Adam cũng nhận định: “Việt Nam đã có những bài học về điều hành kinh tế vĩ mô để kiềm chế, giảm lạm phát, qua đó duy trì tăng trưởng…mọi khó khăn đang được khắc phục dần dần. Chính phủ đã hành động quyết liệt kiềm chế lạm phát và đã đạt được nhiều kết quả…Chính phủ Việt Nam đã có những quyết định thích hợp. Đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu rủi ro nào trong các quyết định”.
Còn đại diện IMF tại Việt Nam: “Chúng tôi cho rằng câu chuyện cải cách kinh tế thành công trong một giai đoạn dài của Việt Nam vẫn tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Có thể nói, mặc dầu đã, đang và sẽ còn tiếp tục đối diện với nhiều thách thức không nhỏ, song Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới, hội nhập và phát triển.
Những rào cản
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, cả về nhận thức, chính sách, thể chế và phương thức tổ chức hoạt động của “bàn tay Nhà nước” ở Việt Nam vẫn còn một số phức tạp, bất cập do sự đan xen giữa cái mới chưa được luận giải, khẳng định và hình thành đầy đủ, đồng bộ, nhất quán, với cái cái cũ vẫn đang tồn tại, hoặc chưa được đổi mới kịp thời, thích hợp. Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế chưa thật rõ ràng, chậm đổi mới.
Nội dung, phương thức, mức độ quản lý nhà nước đối với các khu vực kinh tế còn chưa thống nhất và hiệu quả ; còn nhiều bất cập trong phân cấp và phối hợp quản lý Nhà nước. Việc tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh của doanh nghiệp còn chậm. Một số chủ trương, chính sách chưa được thể chế hóa bằng các kế hoạch, cơ chế, trách nhiệm triển khai cụ thể, kịp thời, hiệu quả . Công tác thông tin, dự báo kinh tế và quản lý chất lượng phát triển theo hướng bền vững còn lúng túng và bị buông lỏng. Nhiều tiềm năng và nguồn lực cần thiết cho phát triển còn chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả do nhiều định kiến nhận thức, rào cản thể chế và chất lượng cán bộ…
Để nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với quá trình phát triển KT-XH ở nước ta, vượt qua các cuộc khủng hoảng trong một thế giới đang biến đổi toàn diện và nhanh chóng, “Liệu pháp bàn tay Nhà nước” ở Việt Nam cần được hoàn thiện theo một số phương hướng và nội dung trọng tâm sau :
1. Tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về một số vấn đề lớn và mới trong chủ trương phát triển và quản lý Nhà nước. Nhận thức là một quỏ trỡnh, cần dũng cảm gạt bỏ những định kiến, ảo tưởng về quyền lực Nhà nước và sự lạm dụng cơ chế xin – cho, những lợi ích cục bộ, ngắn hạn của “tư duy nhiệm kỳ”; tôn trọng các sáng tạo, đề xuất hợp lý của cơ sở, cấp dưới; xõy dựng và thống nhất hệ giỏ trị chuẩn chung quốc gia, cả về chớnh trị, kinh tế, xó hội, đảm bảo tất cả chính sách, tất cả những gỡ chỳng ta phõn biệt đúng- sai phải theo chuẩn mực chung, tránh bị ngộ nhận hoặc bị nhiễu về chân giá trị (với các hợp phần tinh tú nhất từ các giá trị nhân văn to lớn của lý tưởng XHCN, của giá trị ngàn năm văn hiến của dân tộc và của nhân loại, cũng như của các giá trị thị trường…), tạo tiêu đích và thước đo tin cậy trong định hướng, đánh giá các hoạt động kinh tế – xã hội, để tăng cường lũng tin và sự đồng thuận xó hội rộng rãi trong nước và quốc tế, kể cả với Việt Kiều.
Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và quản lý theo quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH và đô thị. Ảnh: webiste Đảng cộng sản |
Đồng thời đổi mới căn bản công tác cán bộ và coi trong đúng mức việc xây dựng các thiết chế đủ hiệu lực bảo vệ lợi ích và phát huy sức mạnh chung quốc gia, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của quốc gia, của các địa phương, trong nước và quốc tế cho phát triển bền vững đất nước…Đặc biệt, một chính sách tài chính-tiền tệ thận trọng (không quá lỏng, không quá chặt) luôn là cần thiết trong thực tế Việt Nam; tiếp tục hạn chế và nâng cao hiệu quả đầu tư công, đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước; chủ động tiếp cận, tham gia, duy trì, khai thác sử dụng đúng lúc và hiệu quả các cơ chế giám sát an toàn tài chính quốc gia, khu vực và quốc tế; chuyển mạnh chính sách bảo hộ theo hướng khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, theo cả phương thức tuần tự, cũng như theo các cách thức mới, nhẩy vọt, rút ngắn; khuyến khích phát triển các tập đoàn kinh tế đa sở hữu, tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, hoạt động xuyên quốc gia, tạo nguồn động lực mạnh và mũi chủ công, đột phá trong quá trình phát triển và hội nhập KTQT.
2. Tôn trọng yêu cầu khách quan của các quy luật và quy trình quản lý kinh tế, các cam kết hội nhập và sự hài hoà các lợi ích phát triển, không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh.
Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và quản lý theo quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH và đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật và xó hội có tính mở và thực tiễn cao, coi trọng các chỉ tiêu chất lượng, “phủ sóng” bao quát đầy đủ hơn các nguồn vốn, các địa phương và lĩnh vực, vừa đảm bảo tính tập trung thống nhất, vừa kích thích tính chủ động, sáng tạo và phản ứng thị trường kịp thời của địa phương và cơ sở; xác định rừ địa chỉ các tổ chức và cá nhân, trách nhiệm, thời gian và nguồn lực, cùng kế hoạch tài chính, với sự bảo đảm và hỗ trợ về chính trị – hành chính cần thiết trong thực hiện các quy hoạch…
Xúc tiến nhanh hơn, triệt để hơn việc tách chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh, chức năng hành chính với chức năng dịch vụ công, xây dựng một nền hành chính hiện đại, hiệu quả và minh bạch, phồn định và làm rõ các quy chế pháp lý khác nhau đối với các loại cơ quan, phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của sở, ban, ngành, phối hợp với các bộ liên quan, tránh tình trạng quản lý chồng chéo, và “tranh công, đổ tội”, đùn đẩy công việc và trách nhiệm; giảm bớt quyền, làm rõ trách nhiệm, tăng cường giám sát và đánh giá công việc của cơ quan và công chức nhà nước từ trung ương đến địa phương, nhất là quyền “thẩm định”, “phê duyệt”, “chấp thuận”, quyền cho phép và cấp phép v.v… chuyển sang hướng dẫn, kiểm tra việc thực thi pháp luật ;
Tăng cường phân cấp quản lý kinh tế-xã hội, đảm bảo các chính sách KT-XH vừa thống nhất, vừa đa dạng hoá (không đơn nhất, đồng loạt cho các đối tượng, vùng khác nhau), vừa có tính lịch sử trong ổn định và có thể dự báo được; tăng cường CCHC từ trên xuống theo yêu cầu thực tế và nhiệm vụ quản lý nhà nước, phù hợp cam kết hội nhập và thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi và lòng tin cậy cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cả trên thị trường trong nước và quốc tế; rà soát bãi bỏ hoặc cải cách thủ tục hành chính được theo hướng đơn giản, nhanh gọn và phổ cập rộng rãi mô hình “một cửa, một đầu mối” ở tất cả các cơ quan quản lý; đẩy mạnh việc tinh giảm các bộ phận phòng, ban trong bộ máy quản lý chính quyền các cấp; phân công phân cấp và xác định trách nhiệm rõ ràng cho cấp cơ sở; khuyến khích và thúc đẩy các cấp chính quyền năng động, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, khắc phục tình trạng lười nghĩ, làm bừa, ngại và thiếu trách nhiệm, ngại khó, né tránh và lạm dụng, không tập trung giải quyết triệt để những vụ việc nổi cộm, bức xúc ngay từ khi mới phát sinh ở cơ sở.
Ngoài ra, cần đổi mới căn bản hệ thống định mức, chế độ chi tiêu quản lý tài chính hướng đến kết quả đầu ra, đề cao trách nhiệm và tự chủ của đơn vị và cá nhân liên quan, chống tình trạng áp dụng máy móc gây khó khăn cho thực hiện và cả quản lý, hoặc làm tăng tình trạng nói dối, biến báo “hợp lý hóa”, kẽ hở cho phát sinh tham nhũng, thất thoát và đầu tư kém hiệu quả…
3. Coi trọng công tác dự báo, thông tin, phản biện chính sách trong quản lý Nhà nước.
Dự báo tốt giúp các cơ quan quản lý Nhà nước chủ động hơn và nâng cao hiệu quả điều hành thực tiễn. Cần coi trọng đúng mức và phân biệt rạch ròi giữa yêu cầu dự báo khách quan với mục tiêu chính sách và ý chớ chủ quan. Dự báo cần bám sát, cập nhật và đưa ra các cảnh báo cần thiết về các xu hướng phát triển mới, các nguy cơ tiềm ẩn, các biến động thị trường khách quan trong nước và quốc tế.
Đồng thời, cần coi trọng dự báo, phản biện xã hội và đánh giá khách quan tác động 2 mặt của chính sách đang và sẽ áp dụng, do các tổ chức chuyên nghiệp và độc lập thực hiện, theo đặt hàng của cấp có thẩm quyền, nhằm giảm thiểu những tổn hại do kéo dài chính sách đã trở nên bất cập trước những biến chuyển mau lẹ của thực tiễn.
Tăng cường số và chất lượng thông tin và phát ngôn chính thức Nhà nước, thông tin của doanh nghiệp, định kỳ và không định kỳ, khớp nối, liên thông với hệ thống các chỉ số thống kê quốc gia hàng năm.
Thông tin phải minh bạch, đa dạng hơn, nhiều chiều, dân chủ; khắc phục tình trạng các thông tin kinh tế thường bị phân tán, chia cắt, rời rạc, đóng băng và thiếu chuẩn hoá thống nhất giữa các nguồn và đơn vị quản lý, nhất là không được phổ biến rộng rãi, công khai, gây khó khăn và đắt đỏ cho các đơn vị và cá nhân có nhu cầu tiếp cận, khai thác và sử dụng các thông tin này, cũng như tạo ra những cơ hội thu lợi bất chính cho các tổ chức và cá nhân quản lý các thông tin đó, đồng thời làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế và gia tăng sự lãng phí các nguồn lực xã hội.
4. Đảm bảo sự gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với quan tâm phát triển văn hóa, giải quyết các vấn đề bức xúc xã hội – môi trường, nâng cao chất lượng và yêu cầu phát triển bền vững.
Nhà nước cần quan tâm bảo đảm hài hoà các lợi ích trong quá trình phát triển, giảm thiểu chênh biệt giữa các tầng lớp xã hội, các vùng và lĩnh vực; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các hoạt động đảm bảo xã hội có tổ chức công bằng và hiệu quả; nâng cao văn hoá quản lý và văn hóa kinh doanh…
Thế giới đang và sẽ biến đổi ngày càng nhanh chóng, ai biết trước được các xu hướng phát triển của tương lai và thích ứng hiệu quả với chúng thì người đó sẽ chiến thắng.
Thủ tục pháp luật