Tin Tức

Nghĩa vụ trả nợ của Ngân hàng Eximbank đến đâu?

Rate this post

Các tài liệu liên quan đến vụ kiện giữa Eximbank và ông Bạch Ngọc Thạch.

Còn trong trường hợp TA xác định đúng bị đơn gồm 3 thành viên góp vốn vào Cty thì nghĩa vụ trả nợ của họ đến đâu?

Căn cứ các tài liệu trong vụ kiện cho thấy, quá trình giải quyết nợ, Cty Thạnh Lộc đã thế chấp dây chuyền lắp ráp xe gắn máy dạng CKD, được Phòng Công chứng nhà nước số 1 của TPHCM xác nhận ngày 12.11.1994 và Ngân hàng Eximbank đã chấp thuận việc thế chấp này.

Trong giấy cam kết cầm cố tài sản để đảm bảo vay vốn tại Eximbank nói trên còn ghi rõ: “Việc cầm cố dây chuyền lắp ráp xe gắn máy thuộc sở hữu của Cty Thạnh Lộc để đảm bảo cho khoản nợ vay là 150.000USD. Trường hợp đáo hạn mà Cty Thạnh Lộc không trả đủ nợ, lãi cho Ngân hàng Eximbank, thì Cty Thạnh Lộc đồng ý cho Ngân hàng Eximbank phát mãi tài sản trên để trừ nợ, lãi và các chi phí khác có liên quan mà không tranh chấp hay khiếu nại”.

Theo giấy phép nhập khẩu hàng hoá ngày 2.12.1993 thì tổng giá trị dây chuyền lắp ráp xe gắn máy dạng CKD của Cty Thạnh Lộc là 243.068,92USD. Tại thời điểm cầm cố (12.11.1994), giữa Cty Thạnh Lộc cùng Eximbank thỏa thuận dây chuyền này đảm bảo cho khoản nợ 150.000USD.
 
Trong khi đó, theo bảng chiết tính lãi phát sinh của Cty Thạnh Lộc được Phòng xử lý nợ Eximbank lập ngày 6.9.2007 thể hiện: Số dư nợ tính lãi đến cuối năm 1994 là 131.319,39USD, cộng với lãi phát sinh 34,752,35USD, bằng 165.071,74USD. Như vậy, tại thời điểm cuối tháng 12.1994, khoản nợ gốc còn lại đã được Cty Thạnh Lộc và Eximbank thỏa thuận dùng dây chuyền lắp ráp xe gắn máy đảm bảo với giá trị đảm bảo là 150.000USD/166.071,74USD (trong đó số tiền nợ gốc chỉ là 131.319,39USD).

Xem Thêm  Hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ không phương hại lợi ích nước nào

Do đó, về mặt pháp lý, khoản nợ gốc mà Cty Thạnh Lộc có nghĩa vụ thanh toán đã được thỏa thuận đảm bảo bằng dây chuyền lắp ráp xe gắn máy. Hiện nay, Cty Thạnh Lộc mặc dù được xem là đã bị giải thể, nhưng giá trị pháp lý của việc thế chấp vẫn mặc nhiên tồn tại.

Trong trường hợp Cty Thạnh Lộc không thanh toán được công nợ thì Ngân hàng Eximbank được quyền phát mại tài sản cầm cố để thu hồi nợ. Việc Eximbank cứ… “tà tà tính lãi” mà không thực hiện quyền phát mại tài sản cầm cố để nó bị giảm giá trị, không thuộc nghĩa vụ của Cty Thạnh Lộc hay bất cứ thành viên nào trong Cty Thạnh Lộc.

Luật DN và Nghị định 88/2006/NĐ-CP quy định, khi DN giải thể và bị xoá tên trong sổ ĐKKD thì các chủ nợ được quyền yêu cầu các thành viên trong Cty cùng có trách nhiệm thanh toán nợ và nghĩa vụ về tài sản, nhưng nghĩa vụ này cũng chỉ giới hạn trong tỉ lệ phần vốn góp và khi các thành viên chứng minh đã góp đúng, đủ số vốn cam kết vào Cty thì chủ nợ không được quyền yêu cầu các thành viên dùng tài sản của cá nhân họ để đảm bảo việc thanh toán công nợ.

Bởi các lẽ trên, có thể khẳng định nghĩa vụ thanh toán công nợ của Cty Thạnh Lộc đã được đảm bảo bằng tài sản cầm cố, nên nếu không đủ thì dùng tài sản còn lại thuộc sở hữu của Cty Thạnh Lộc thanh toán, nghĩa vụ của các thành viên trong đó có ông Thạch được giải toả.

Tóm lại, đơn khởi kiện của Eximbank xác định cá nhân ông Bạch Ngọc Thạch phải trả nợ ngân hàng là nhầm lẫn. Do khoản nợ nói trên đã được cầm cố bảo đảm bằng dây chuyền lắp ráp xe gắn máy dạng CKD có giá trị cao hơn gần gấp đôi khoản nợ gốc, đã được công chứng chứng thực hợp pháp, nên trong trường hợp đến hạn mà Cty Thạnh Lộc không thanh toán được nợ thì Eximbank có quyền phát mại để thu hồi nợ. Việc để tài sản cầm cố bị sút giảm giá trị trầm trọng không phải do lỗi ông Thạch và trách nhiệm này không còn thuộc nghĩa vụ của Cty Thạnh Lộc.

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn