Tin Tức

Ngành nghềkinh doanh xoa bóp, day bấm huyệt của người khiếm thị:Có phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Rate this post

Xuất phát từ mong muốn tạo công ăn việc làm cho người khiếm thị, nhà báo Nguyễn Thị Thủy (đang công tác tại báo An Giang) mở cơ sở Vạn Thọ 1 và 2 tại An Giang và Cần Thơ, ngành nghề kinh doanh xông hơi, xoa bóp, day ấn huyệt.

Trong thời gian qua, cơ sở này nhận được các văn bản từ chi cục thuế đến tổng cục thuế với nội dung liên quan các văn bản từ chi cục thuế đến tổng cục thuế với nội dung liên quan đến việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTTĐB). Điều đáng nói là trong các văn bản, ngành thuế thay đổi xoành xoạch quan điểm áp dụng pháp luật về thuế đối với cơ sở này.

Tấm lòng vì người khuyết tật

Các em khiếm thính trong ngày khai trương cơ sở Vạn Thọ

Năm 2003, Ngân hàng thế giới mở cuộc thi “Nâng cao đời sống cho người khuyết tật”
tại Việt Nam, chị Thủy tham gia cuộc thi với dự án “Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người khiếm thị ở An Giang”.

Dự án của chị Thủy được ban giám khảo cuộc thi đánh giá cao và đoạt giải thưởng với số tiền 10 ngàn USD. Sau khi nhận giải thưởng, chị Thủy tiền hành thực hiện dự án.

 Ban đầu, chị tuyển chọn 10 em khiếm thị của tỉnh An Giang lên TP.HCM học nghề xoa bóp, day ấn huyệt tại trường đại học Y dược TP.HCM. Toàn bộ chi phí (học phí, ăn ở) cho các em chị Thủy đều chịu. Sau khi 10 em được cấp chứng chỉ, chị tiến hành thành lập cơ sở Vạn Thọ 1 tại An Giang để tạo công ăn việc làm cho các em.

Là doanh nghiệp dành cho người khuyết tật, nhưng thủ tục để được hưởng ưu đãi như Pháp lệnh người tàn tật qui định khá nhiêu khê. Chính vì vậy, chị Thủy đành phải thuê một căn nhà ở phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang làm cơ sở xôgn hơi, xoa bóp dây ấn huyệt. Giá thuê mỗi tháng 4,5 triệu đồng.

Cơ sở xoa bóp day ấn huyệt Vạn Thọ 1 được khai sinh ngày 17/7/2004.

Chi phí đào tạo nghề, thuê mướn mặt bằng, trang bị cơ sở vật chất đã ngốn sạch khoản tiền thưởng của chị. Thế nhưng, điều đó không làm chị lo ngại mà ngược lại, khi các em khiếm thị có được công ăn việc làm, thu nhập từ chính sức lao động của mình, chị cảm thấy hạnh phúc.

“Tiếng lành đồn xa”, cơ sở Vạn Thọ liên tiếp nhận được đơn xin việc của các em khiếm thị ở các tỉnh lân cận, trong đó nhiều nhất là Cần Thơ.

Sau thời gian hoạt động, thấy các em ở Cần Thơ đi lại vất vả, nguy hiểm và tốn chi phí nên chị Thủy quyết định mở cơ sở 2 tại TP Cần THơ để chuyển các em ở địa phương này về cơ sở mới cho thuận tiện việc đi lại. Cơ sở Vạn Thọ 2 chính thức ra đời vào ngày 1/6/2006. Cả hai cơ sở Vạn Thọ hiện nay đã sử dụng toàn bộ người khiếm thị (khoảng 40 người) vào việc hành nghề xoa bóp, day ấn huyệt.

Có phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Công việc ở hai cơ sở Vạn Thọ cũng tạm ổn, đủ chi phí cho các em khiếm thị trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, hạnh phúc nhỏ nhoi ấy đang đứng trước nguy cơ mất mát vì ngành thuế.

Trong giấy phép đăng ký kinh doanh được Sở Kế hoạch và đầu tư hai tỉnh An Giang và Cần Thơ cấp đều ghi rõ, ngành nghề kinh doanh: “Dịch vụ xông hơi, xoa bóp, day ấn huyệt hoạt động theo quy định của ngành y tế”. Cả hai cơ sở đều có giấy chứng nhận của Sở Y tế An Giang và TP Cần Thơ đủ điều kiện hành nghề theo pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân.

Xem Thêm  Đề thi sát hạch lý thuyết lái xe ô tô

Sau khi cơ sở Vạn Thọ được thành lập, UBND tỉnh An Giang và UBND TP Cần Thơ đều có văn bản gửi cho cục thuế địa phương, trong đó nêu rõ đây là cơ sở kinh doanh dịch vụ giải quyết việc làm cho người hkiếm thị nên cần áp dụng chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cửa ải ban đầu vượt qua chưa được bao lâu, cơ sở Vạn Thọ lại “dính” tiếp một “chướng ngại vật” khác. Đó là thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng (GTGT).

Ngày 31/8/2006, cục thuế TP Cần Thơ có công văn gửi cơ sở Vạn Thọ khẳng định: Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề thuộc lĩnh vực điều dưỡng, điều trị phục hồi chức năng bằng phương pháp châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt… của y học cổ truyền theo quy định pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân nên:

 Không phải chịu thuế GTGT, không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo qui định của Luật. Thuế tiêu thụ đặc biệt. Ngày 15/11/2006, Tổng cục Thuế có công văn gửi Cục Thuế tỉnh Cần Thơ cho rằng cơ sở Vạn Thọ kinh doanh dịch vụ massage nên phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất 30% và thuế GTGT với thuế suất 10%.

Thực hiện ý kiến của Tổng cục Thuế, Cục thuế Cần Thơ và Chi cục thuế quận Ninh Kiều đã tiến hành thu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT đối với cơ sở Vạn Thọ.

Sau khi bị áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT, chị Thủy khiếu nại thì ngày 15/3/2007. Tổng cục Thuế trả lời bằng công văn, nội dung: Sau khi nhận đơn khiếu nại, Tổng cục Thuế đã có văn bản lấy ý kiến Bộ Y tế xác định ngành nghề kinh doanh.

Bộ Y tế có văn bản trả lời rằng “xoa bóp, day ấn huyệt của y học cổ truyền nếu được sở y tế thẩm định cấp phép, chứng nhận đủ điều kiện thì đó là cơ sở dịch vụ điều dưỡng, phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

Do đó, Tổng cục Thuế giao cho Cục Thuế Cần Thơ phối hợp sở y tế xác định: Doanh nghiệp Vạn Thọ đáp ứng điều kiện của Luật Doanh nghiệp và điều kiện của Bộ Y tế thì không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT, ngược lại phải nộp hai loại thuế này. Ngày 3/5/2007, Cục Thuế Cần Thơ có công văn gửi doanh nghiệp Vạn Thọ, xác nhận của kiểm tra (theo chỉ đạo Tổng cục Thuế), cơ sở Vạn Thọ đủ điều kiện không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT.

“Niềm vui ngắn chẳng tày gang”. 7 ngày sau, (10/5/2007), doanh nghiệp Vạn Thọ nhận được công văn của Tổng cục Thuế với nội dung, các văn bản thuế hiện hành không có qui định miễn, giảm thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt cho doanh nghiệp sử dụng người tàn tật nên doanh nghiệp phải chấp hành nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT.

Với văn bản này, Tổng cục Thuế “đá” chính văn bản trước đó của mình. Như vậy với văn bản mới nhất này, doanh nghiệp Vạn Thọ phải chịu hai khoản thuế khá nặng.

Trao đổi với chúng tôi, chị Thủy buồn rầu nói: “Vạn Thọ đang trước nguy cơ chết yểu vì ngành thuế”. Với những gì đã và đang diễn ra, chúng tôi cũng có cảm giác như chị Thủy – người đồng nghiệp của chúng tôi.

Với tấm lòng hết mình vì người khiếm thị của mình, chị Thủy hy vọng ngành Thuế (nhất là Tổng cục Thuế) “suy nghĩ” lại để áp dụng pháp luật cho chính xác, đừng theo kiểu “sáng đúng, chiều sai, ngày mai lại đúng”.

Đó không phải là tâm tư, nguyện vọng của riêng chị Thủy mà còn là niềm mong ứơc của 40 người khiếm thị đang làm việc tại cơ sở Vạn Thọ.

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn