Tin Tức

Nạn “hút máu” người kinh hoàng ở Ấn Độ

Rate this post

 Lúc được cứu, Prasad nặng có 38kg. Sau ba ngày được chăm sóc anh và những người khác mới có thể đứng dậy được. “Họ hút máu của chồng tôi và định để anh ấy chết”, vợ của Prasad nói trong đau đớn.

Prasad chỉ còn da bọc xương khi được cứu.

Khi Durga Prasad nghe nói về công việc bí ẩn với mức lương hậu hĩnh, không cần hỏi gì, anh lập tức đồng ý làm luôn. Công việc sẽ nguy hiểm, Prasad đoán có thể anh sẽ bị yêu cầu chuyển thuốc lậu sang Nepal.

Nhưng đối với lao động vất vưởng như anh tiền là tất cả, dù chỉ kiếm được 250 rupee (6 USD)/ngày. “Tôi biết đó sẽ là việc làm bất hợp pháp, bởi không ai trả nhiều tiền như thế cho một người thất học như tôi”, Prasad nói. Anh sống ở bang Uttar Pradesh, một trong những bang nghèo nhất Ấn Độ.

Nhưng cuối cùng, hóa ra anh và 14 lao động khác lại bị lừa. Họ đã bị giam giữ suốt 6 tháng để người ta lấy máu của họ bán cho các bệnh viện tư nhân.

Những trường hợp trên cho thấy mặt trái trong ngành y tế của Ấn Độ – đất nước đang khát khao thu hút hàng trăm ngàn người Mỹ mỗi năm tới các bệnh viện ở đây điều trị vì giá rẻ.

Theo Brij Lal, một quan chức cảnh sát, 5 người đã bị bắt trong vụ lấy máu bất hợp pháp trên, trong khi các nhà chức trách vẫn đang tìm kẻ bị tình nghi là chủ mưu.

Prasad và 14 người khác đã được cứu hai tuần trước từ một căn phòng bẩn thỉu trong ngôi nhà ở khu ổ chuột Gorakhpur. Gorakhpur là một thị trấn nằm cách thủ phủ Lucknow của bang Uttar Pradesh hơn 200km.

Những thị trấn như thế này thường bị bỏ rơi trong nền kinh tế đang bùng nổ ở Ấn Độ. Và những nạn nhân bị lấy máu chỉ là một phần trong số 300 triệu người Ấn phải sống ở mức dưới 1 USD/ngày.

 Những lao động tuyệt vọng như Prasad thường phải dấn thân vào những công việc vô cùng nguy hiểm. Ví dụ như đầu năm nay, cảnh sát đã đột kích vào một ngôi nhà ở khu ngoại ô giàu có tại New Delhi, bắt quả tang các bác sỹ đang tiêm thuốc mê cho những người nghèo để ăn cắp thận của họ.

Một số đàn ông ở Gorakhpur tự nguyện bán máu, nhưng họ không được trả tiền. Còn khi đòi tiền, họ bị đánh thậm tệ. Rustam Khan, một nạn nhân khác, cho biết anh đến Gorakhpur từ bang Tây Bengal để kiếm tiền chi trả cho đám cưới của con gái. “Tôi bán máu để kiếm tiền… Bởi tôi không thể thu xếp đủ tiền cho đám cưới của con gái”, anh cho biết.

Xem Thêm  Phát triển biên mậu, đã có 'chỗ dựa' tốt

Hiểm họa của Du lịch Y tế

Theo ước tính của Liên hiệp y tế quốc gia, với khoảng 45 triệu người Mỹ không có bảo hiểm, mỗi năm sẽ có khoảng 500.000 ca chuyển tiếp ra nước ngoài để điều trị, mà phần lớn là tới các bệnh viện châu Á ở Thái Lan, Singapore và Ấn Độ.

Nhờ chi phí rẻ mà Ấn Độ đã trở thành một điểm đến yêu thích của người Mỹ và những người nước ngoài khác, để chữa trị đủ mọi thứ từ dạ dày, đến thay hông hay phẫu thuật tim. Vì vậy Ấn Độ đang tự quảng bá mình là nơi lý tưởng cho “du lịch y tế”.

Mặc dù Ấn Độ có hàng đống luật quy định để giám sát về y tế, nhưng việc thi hành luật thường rất lỏng lẻo và nạn tham nhũng tràn lan. Việc kiểm tra các bác sỹ dùng thuốc bất hợp pháp, hay gây lây nhiễm các bệnh như AIDS, viêm gan B, C, sốt rét thường chỉ bó hẹp trong các bệnh viện và cơ sở đơn lẻ. Theo các chuyên gia AIDS quốc tế và các quan chức y tế Ấn Độ, trong số 1,1 tỷ dân nước này có tới 2,5 triệu người bị nhiễm HIV.

Bộ trưởng y tế Ấn Độ Anant Kumar Mishra cho biết, tình trạng lấy máu bất hợp pháp khiến các quan chức phải xem xét lại quy định dùng máu hiến tặng. Tuy nhiên, ông cho biết ngân hàng máu ở miền bắc Ấn Độ đang bị thiếu máu trầm trọng. Bởi ở đây nhiều người không hiểu được ý nghĩa của việc hiến tặng máu. “Chúng tôi không có người hiến máu. Thậm chí người nhà của bệnh nhân cần máu cũng từ chối hiến máu. Đó là lý do dẫn đến những việc làm phạm pháp”.

Ngoài ra, cũng xuất hiện những lo ngại về sức khỏe của những người bị bắt giữ để lấy máu cũng như những người được tiếp máu của họ.

Prasad cho biết anh bị bắt giữ suốt gần 6 tháng và những kẻ bắt anh đa lấy máu của anh ít nhất 3 lần/tuần. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Tổ chức chữ thập đỏ Mỹ, người lớn khỏe mạnh bình thường chỉ có thể hiến máu hai tháng một lần.

Lúc Prasad được cứu, người cha của hai con này nặng chỉ có 38kg. Sau ba ngày được chăm sóc anh và những người khác mới có thể đứng dậy được.“Anh ấy đã bị rút kiệt sức, chỉ còn bộ khung xương”, vợ của Prasad cho biết. “Họ hút máu của chồng tôi và định để anh ấy chết”.

Suresh Mishra, bác sỹ một bệnh viện địa phương cho biết tất cả các nạn nhân đều thiếu máu. Còn quan chức cảnh sát .K. Chaudhry cho rằng có thể một số bị nghiện ma túy nên đã đồng ý bán máu của mình. Prasad không trả lời khi được hỏi anh có dùng thuốc hay không.

“Tôi không biết bao nhiêu người có thể bị nhiễm bệnh sau khi được truyền máu của các con nghiện này”, Radha Mohan Das Agarwal, bác sỹ kiêm nhà lập pháp đảng đối lập ở Gorakhpur bức xúc nói. “Đó là tội ác tày đình. Những bác sỹ đó rõ ràng là đang đùa với mạng sống của con người”.

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn