Tin Tức

Một vụ án nghiêm trọng nguy cơ “chìm xuồng”?

Rate this post

Từ tháng 9 đến tháng 11/2003, gia đình bà Lê Thị Hợi bị kẻ gian 2 lần chặt phá 75 cây điều và chốt chòi rẫy ở đồi Xương Rồng thuộc ấp 6, Đồng Tiến, Đồng Phú (Bình Phước).

Cả hai lần bà Hợi đều nghi hai anh em ruột Trần Văn Tùng và Trần Văn Thái ngụ ở Đội 3, ấp cầu 2 (Đồng Tiến) thực hiện vì trước đó Tùng và Thái có mâu thuẫn với con trai bà là Trần Ngọc Tĩnh, SN 1981.

Khoảng 12h30′ ngày 30/8/2004, Thái được người bạn tên là Nguyễn Như Hùng chở bằng xe gắn máy đi ngang ngõ nhà Tĩnh. Do có mâu thuẫn từ trước nên khi chạm mặt nhau, hai bên lại gây sự. Tĩnh chạy về nhà lấy dao rượt theo đâm một nhát vào vùng vai trái của Thái rồi bỏ chạy.

Hay tin anh mình bị đánh, Tùng rủ các chiến hữu (đang cùng ngồi nhậu) là Lê Văn Thới, Trần Văn Lâm, Trần Quốc Hùng và Nguyễn Thiện Chiến mang theo hung khí là mã tấu, dao, gậy rồi kéo đến nhà bà Hợi để tìm Tĩnh đánh trả thù.

Lúc này trong nhà bà Hợi không có Tĩnh mà chỉ có bà Hợi và các con Trần Văn Quân, Trần Thị An và Trần Văn Nhường (con rể). Thế nhưng Tùng vẫn điên cuồng dùng mã tấu chém một nhát vào vai anh Nhường rồi quay sang chém tiếp một nhát vào tay bà Hợi.

Cùng lúc đó, Nguyễn Thiện Chiến xông vào dùng dao chém đứt lìa một ngón tay trái của bà Hợi, còn Trần Quốc Hùng thì dùng dao chém vào đầu bà Hợi, bà Hợi bất tỉnh té xuống nền nhà. Chị Trần Thị An đang mang thai cũng bị chém một nhát.

Theo kết quả giám định pháp y, bà Hợi bị mất sức lao động 29% vĩnh viễn, anh Trần Văn Nhường 21%, còn chị An là 1%. Từ cơ sở này, ngày 13/1/2005, Công an huyện Đồng Phú ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đồng thời ra lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thiện Chiến và Trần Văn Tùng; riêng Trần Quốc Hùng đã bỏ trốn nên khi nào bắt được sẽ xử lý sau.

Xem Thêm  Dò đáy thị trường bất động sản

Bản cáo trạng ngày 14/7/2005 của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đồng Phú đề nghị truy tố trước tòa đối với Nguyễn Thiện Chiến và Trần Văn Tùng can tội cố ý gây thương tích theo khoản 2, Điều 104 Bộ luật TTHS, có mức hình phạt từ 2-7 năm tù giam.

Ngày 20/4/2006, TAND huyện Đồng Phú tiến hành xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Thiện Chiến 24 tháng tù và Trần Văn Tùng 30 tháng tù.

Cho rằng bản án xử như thế là quá nhẹ, các nạn nhân là bà Hợi và anh Nhường làm đơn kháng cáo, đồng thời đề nghị giám định lại thương tật của bà Hợi. Ngày 14/8/2006, Viện Y học tư pháp Trung ương (bộ phận phía Nam) kết luận tỷ lệ thương tật của bà Hợi là 39% chứ không phải 29% như giám định ban đầu.

Ngày 22/9/2006, TAND tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm, tuyên hủy án sơ thẩm, giao về cấp sơ thẩm điều tra truy tố xét xử lại theo thủ tục chung. Lý do là cấp sơ thẩm chưa làm rõ hành vi của Lâm và Thới (đi cùng với Tùng và Chiến) và không đưa chị Trần Thị An vào tham gia tố tụng với tư cách người bị hại là chưa phù hợp.

Từ ngày mở phiên tòa phúc thẩm đến nay đã hơn 9 tháng nhưng tòa sơ thẩm vẫn chưa tiến hành xét xử sơ thẩm lại, trong khi Trần Văn Tùng thì được cho tại ngoại từ tháng 7/2005. Và cho đến nay, gia đình người bị hại cũng chưa được bồi thường thiệt hại một đồng nào.

Tính từ ngày xảy ra vụ án đến nay đã gần 3 năm, xét về thời gian đối với một vụ án hình sự thì đã vượt quá quy định cho phép tại Bộ luật TTHS. Mặt khác, khi tỷ lệ thương tật của bà Hợi là 39% thì các đối tượng gây án nói trên phải bị truy tố theo khoản 3, Điều 104, BLHS, tức có mức tù 5-15 năm.

Với một vụ án nghiêm trọng như thế thì theo quy định, các bị can không thể cho tại ngoại để chờ ngày hầu tòa

Thủ tục pháp luật

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn