Tin Tức

Lương, thưởng chưa tương xứng với công lao động

Rate this post

Chưa có kế hoạch về lương – thưởng

Cán bộ Công đoàn Hepza đang ghi nhận ý kiến bức xúc của các CN Cty Hwatavina.

Trước đó, vào ngày 16.11.2007, Chính phủ đã ban hành liên tiếp 3 nghị định (số 166, 167, 168) điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu (LTT) cho CB, CNV và NLĐ ở các khu vực và mọi thành phần kinh tế, có hiệu lực từ 1.1.2008.

Bà Nguyễn Thị Dân – Trưởng phòng Tiền công Sở LĐTBXH TPHCM – cho biết: “Dịp này, sở đã phát hành 35.000 bản hướng dẫn chuyển xếp lương mới và xây dựng thang bảng lương”. Như thế có nghĩa các DN trong mọi thành phần kinh tế có hẳn một tháng rưỡi để chuẩn bị cho việc điều chỉnh LTT mới.

Tuy nhiên, nhìn lại đợt đình công liên tiếp tuần qua cho thấy, hầu hết các DN chưa nâng LTT cho NLĐ. Đơn cử vụ đình công của các CN Cty TNHH 3Qvina, cho đến nay Cty vẫn chưa chịu chuyển xếp lương mới, đã thế còn không có kế hoạch thưởng tết cho CN, thậm chí còn khấu trừ lương CN để lập “quỹ dự phòng của DN”. Căng thẳng hơn, vụ đình công của 800 CN Cty  TNHH Doosol VN, các CN kéo nhau ra cổng  kêu gọi cả những người đi ngoài đường tới hỗ trợ, buộc Cty  nâng LTT và thông báo rõ mức thưởng tết.

Riêng Cty TNHH Wonderful –  mặc dù số  CN tham gia đình công chỉ 300 người – nhưng thái độ hết sức bình tĩnh và kiên quyết. Khởi đầu (26.12.2007), tập thể CN chỉ lãn công yêu cầu chủ DN công bố kế hoạch nâng lương và thông báo thưởng tết. Do chủ DN không đưa ra được mức lương tăng bao nhiêu và thưởng tết kiểu gì, nên những ngày sau đó, CN yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc bảo vệ quyền lợi cho họ. Thậm chí, CN trở lại làm việc bình thường để cho chủ DN có 10 ngày suy nghĩ.

Đến  8.1.2008, khi hai bên không thống nhất được mức tăng lương và tiền thưởng, CN mới đình công kéo dài 3 ngày liền. Tại Cty MTEX  cũng vậy, trước đây công đoàn với Cty có thỏa thuận LTT của CN là 915.000 đồng (cao hơn mức 870.000 đồng do Chính phủ quy định). Nay Cty định  chuyển xếp LTT mới  là 1 triệu đồng (có nghĩa hủy thỏa thuận trước đây) nên CN lập tức đình công ngăn chặn. Và, vụ đình công của CN Cty TNHH CCH TOP có số người tham gia đông nhất dịp này (2.000 CN) cũng chỉ vì Cty chưa có kế họach nâng lương và thưởng tết…

Nâng lương chưa đáp ứng mong đợi

Cuối tuần qua, tại cuộc họp rút kinh nghiệm hòa giải đình công của UBND Q.7 (TPHCM) – địa bàn xảy ra hàng chục vụ đình công –  Trưởng phòng LĐTBXH Q.7 Nguyễn Thành Hưu cho biết: Dịp cuối 2007 đầu năm 2008, tình hình SXKD của các DN bước vào giai đoạn khẩn trương nên DN thường xuyên tăng ca, nhưng thu nhập CN chỉ dừng ở mức 950.000 đồng – 1,1 triệu đồng/tháng. 

Trong khi giá cả sinh hoạt tăng hàng ngày, có mặt hàng thiết yếu tăng 30%-40%, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống đông đảo NLĐ, nên họ đã tự phát đình công. Ông Hưu khẳng định: “Mức LTT mới vẫn chưa đáp ứng được mong đợi của NLĐ”.


Chúng tôi chứng kiến, tại cuộc đình công của  300 CN Cty TNHH Wonderful, các CN không chấp nhận chuyển xếp lương theo mức Chính phủ quy định, mà đòi tăng 30% vì cho rằng so với giá sinh hoạt hiện nay, công lao động của họ phải như thế mới tạm xem là được. Sau nhiều ngày thương lượng, hai bên chấp nhận tăng lương 20%.

Cuộc đình công của hơn 1.000 CN hai Cty J.Yung và Daewong cũng vậy, các CN yêu cầu tăng lương 25%-30% mới đủ chi phí ở mức tối thiểu. Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2008 Nhà nước sẽ không tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, nên giá cả một số mặt hàng như điện, than sẽ tăng theo lộ trình. Xăng dầu được điều chỉnh theo thị trường thế giới nên sẽ tăng giá, do khu vực cung cấp nguồn xăng dầu cho thế giới đang có những bất ổn về chính trị.

Do tác động của giá xăng dầu, giá dịch vụ vận tải sẽ tăng theo và các mặt hàng lương thực, thực phẩm cũng không nằm ngoài quy luật. Dự báo của Tổng cục Thống kê tại cuộc họp báo về thống kê KT-XH cuối năm 2007 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng  (CPI) năm 2008 sẽ tăng 8,5%, tức cao hơn 0,2% so với năm 2007 và bằng tốc độ tăng trưởng GDP. Rõ ràng đây là những dự báo… “không vui” cho cả NLĐ làm công ăn lương lẫn chủ DN.

Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM Trương Lâm Danh:
Kinh nghiệm cho thấy, hầu hết bức xúc về thu nhập của CN đều đã được cán bộ CĐCS cảnh báo với chủ DN và các chủ DN cũng biết rất rõ, nhưng thực tế họ không tự quyết định được bởi họ cũng chỉ là những người làm công (nhận gia công), họ hưởng lợi trên tỉ lệ phần trăm số hàng gia công.

Các “ông chủ thực sự” có thể quyết định nâng lương cho CN chính là những người chủ hàng ở nước ngoài đặt gia công tại VN. Do giữa CN với chủ DN ở VN không phải là hai đối tác có thể thương lượng được, nên CN bức xúc đình công. Theo đó, chủ DN thông báo ra nước ngoài xin nâng giá gia công để trả thêm cho CN.  Vì vậy, ở hầu hết các cuộc đình công, khi cơ quan chức năng tới hòa giải, chủ DN đều đề nghị được… “hỏi ý kiến Cty mẹ”.

Luật sư Đặng Anh Đức (Đoàn LS Hà Nội):
Khi quyết định gia nhập WTO, Nhà nước ta đã có lộ trình chuẩn bị từ 10 năm trước và chấp nhận kinh tế thị trường. Đã là kinh tế thị trường thì sức lao động cũng phải được xem là hàng hóa. Như vậy, việc mua bán hàng hóa (sức lao động) phải tuân thủ nguyên tắc “thỏa thuận” theo giá cả thị trường.

Thực chất đình công là sản phẩm của kinh tế thị trường; hay nói cách khác, đó là một trong những “phương tiện” được những NLĐ (ở thế yếu) sử dụng để thỏa thuận về công lao động với người sử dụng lao động (ở thế mạnh).  Theo tôi, đình công không làm quan hệ lao động xấu đi, bởi sau những cuộc đình công, quyền lợi NLĐ được đảm bảo phần nào thì kết quả SXKD của DN lại tốt hơn.

Thủ tục pháp luật

Xem Thêm  Được tiếp tục nhập cảnh hành khách tại 02 sân bay lớn nhất nước

Related Articles

Back to top button
Luật sư tư vấn